Cổ phiếu PGV (EVN Genco3) chuẩn bị chia tay sàn UPCOM để niêm yết HOSE

Cập nhật: 11:59 | 21/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày giao dịch cuối cùng của Tổng CTCP Phát điện 3 (EVN Genco3 – Mã: PGV) trên UPCOM là 21/1/2022.

5526-pgv
Diễn biến giá cổ phiếu PGV trong 1 năm

Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin về việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu PGV của Tổng CTCP Phát điện 3 (EVN Genco3) kể từ 24/1/2022 tới đây. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PGV trên UPCOM là 21/1/2022.

Số lượng cổ phiếu PGV hủy đăng ký giao dịch là 1.123.468.046 cổ phiếu tương đương giá trị tính theo mệnh giá là 11.234 tỷ đồng.

Lý do PGV hủy đăng ký giao dịch là do doanh nghiệp đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) chấp thuận niêm yết.

Theo tìm hiều, PGV thành lập theo Quyết định số 3025/QĐ-BCT ngày 1/6/2012 của Bộ Công Thương. Tổng Công ty cổ phần hóa vào tháng 12/2017, sau đó chính thức giao dịch trên sàn UpCOM từ ngày 21/3/2018.

Tổng Công ty được biết đến là nhà sản xuất điện quy mô lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Điện lực (EVN), với tổng công suất đến ngày 31/12/2020 xấp xỉ 6.559 MW. PGV hiện cung cấp các loại hình phát điện từ Nhiệt điện khí, Nhiệt điện than, Thủy điện đến dòng năng lượng tái tạo Điện mặt trời.

Về kinh doanh, PGV đạt doanh thu quý 3/2021 là 8.762 tỷ đồng. Nhờ dư nợ vay và lãi suất giảm dẫn tới giảm chi phí lãi vay trong kỳ, bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh do lãi chênh lệch tỷ giá. Kết quả, LNST của PGV là 903 tỷ đồng, tăng 66% so với quý 3 năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, PGV đạt 28.397 tỷ đồng doanh thu và 2.549,3 tỷ đồng LNST - tăng cao gấp 2 lần con số lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020. So với kế hoạch 1.311 tỷ đồng LNST, 9 tháng Công ty mẹ - PGV đã vượt 90% chỉ tiêu cả năm.

Tính đến tháng 11/2021, doanh thu sản xuất điện công ty mẹ ước đạt 33.073 tỷ đồng. Nhiệt điện Phú Mỹ vẫn là nhà máy đóng góp lớn nhất với hơn 14.796 tỷ đồng, tiếp đến là doanh thu đến từ Nhiệt điện Vĩnh Tân và Nhiệt điện Mông Dương đạt lần lượt 9.016 tỷ đồng và 7.789 tỷ đồng. Ngoài ra, Thủy điện Buôn Kuốp cũng đóng góp 1.472 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,06% so với cùng kỳ. Sang tháng 12, PGV đặt nhiệm vụ sản lượng điện sản xuất dự kiến là 1.874 tỷ kWh.

Với tình hình thủy văn thuận lợi cùng nhu cầu phục hồi trở lại, dự kiến các nhà máy Tổng Công ty sẽ tiếp tục vận hành an toàn và tối ưu công suất từ năm 2022. Đặc biệt, PGV có thể hưởng lợi lớn với nhà máy nhiệt điện than phía bắc khi khu vực này dự kiến sẽ thiếu điện trước nhu cầu tăng mạnh.

Ngoài ra, Nhà máy Nhiệt điện Thượng Kon Tum đã có lời quý đầu tiên khi khởi chạy do lượng nước tích trữ lớn, dự kiến La Nina sẽ tiếp tục quay trở lại và bổ sung lượng nước lớn cho hoạt động của dự án này. Được biết, công ty liên kết PGV sở hữu 30,55% vốn là VSH đã phát điện thương mại dự án Thượng Kon Tum với công suất 220 MW, đi vào vận hành từ tháng 4/2021. Tổng Công ty cũng đã có kế hoạch thoái vốn trong giai đoạn 2021 – 2025.

Về đầu tư xây dựng, Tổng Công ty đang tiếp tục triển khai dự án trọng điểm LNG Long Sơn. Song song, PGV cũng dự kiến nghiên cứu hợp tác đầu tư các dự án thủy điện nhỏ, điện gió ngoài khơi và bổ sung Quy hoạch điện các dự án mở rộng thủy điện.

Riêng với điện gió, Công ty cho biết đang xúc tiến hợp tác phát triển các dự án điện gió tiềm năng để triển khai khi Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Chứng khoán phiên sáng 21/1: Cổ phiếu họ FLC đã được "giải cứu", VN-Index tiếp tục bứt phá

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 21/1/2022, ghi nhận VN-Index tiếp tục bùng nổ khi "nút thắt" tâm lý nhà đầu tư được ...

Siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Dở - hay chuyện người trong cuộc

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh, nhà đầu tư cá nhân chưa thể đánh giá hay lường hết những rủi ro của doanh nghiệp ...

Thị trường trải qua đợt bán tháo, liệu FOMO sẽ biến mất?

Sau khi thị trường bị bán tháo liên tục, phiên giao dịch ngày 20/1 chứng kiến đà hồi phục trên diện rộng khi dòng tiền ...

Phương Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm