Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh chủ đạo, đa số nhà đầu tư được "lì xì"

Cập nhật: 17:32 | 12/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Tuần giao dịch đầu năm Nhâm Dần (7-11/2/2022), cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá, gần 2/3 mã của ngành ngập trong sắc xanh. Trong đó có 3 mã tăng 7%.

2950-lx2
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhân Dần (7 - 11/2) kết thúc với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, tính chung trong 5 ngày, có 19/27 mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá và 8 mã giảm giá.

Trong đó, cổ phiếu PGB tăng mạnh nhất với mức tăng 7%. Xếp ngay sát sau đó là hai mã khác trên thị trường UPCoM là VAB và ABB với mức tăng lần lượt là 6,8% và 6,7%. Trong tuần, giá cổ phiếu ABB đã chạm mốc 18.200 đồng/cp, qua đó lập đỉnh lịch sử mới (giá đã điều chỉnh).

Bên cạnh ba mã trên, nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng có mức tăng giá đáng chú ý trong tuần phải kể đến như SHB (+4,9%), NAB (+4,5%), VBB (+4%), LPB (+3,6%), OCB (+3,4%),...

Trong khi đó, cổ phiếu EIB giảm mạnh nhất với mức điều chỉnh 4,4%, trái ngược với diễn biến giá tích cực trong tuần cuối cùng trước Tết Nguyên đán. Một số mã vốn hóa lớn như VPB, CTG, BID, STB cũng trong sắc đỏ, song mức giảm chỉ dao động từ 0,1 - 0,7%.

2058-cp12
19/27 mã tăng giá, STB tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản

Tuần qua có tổng cộng hơn 959 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 33.678 tỷ đồng (giảm 3,1% về khối lượng và giảm 1,2% về giá trị so với tuần cuối cùng trước Tết).

Trong đó, STB tiếp tục sở hữu khối lượng giao dịch cao nhất ngành với hơn 126,3 triệu cổ phiếu (giảm 16,6%). Đây cũng là mã duy nhất có thanh khoản đạt trên 100 triệu đơn vị trong tuần.

Hai mã khác có khối lượng giao dịch đạt gần 100 triệu đơn vị là MBB (97,6 triệu cp) và SHB (95,9 triệu cp). Một số mã khác như VPB, LPB, ACB, TCB, CTG,... có khối lượng giao dịch lớn từ 50 đến 83 triệu đơn vị.

Xét về giá trị giao dịch, cổ phiếu STB cũng đứng đầu với hơn 4.470 tỷ đồng, cách biệt với mức 3.580 tỷ đồng của TCB và 3.300 của MBB sau đó. Ngoài ra, các mã có giá trị trên 2.000 tỷ đồng gồm VPB (3.058 tỷ đồng), ACB (2.659 tỷ đồng), SHB (2.236 tỷ đồng), VCB (2.058 tỷ đồng).

Cũng trong tuần, các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực gom nhóm hai mã ngân quốc doanh là VCB và CTG. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng gần 104 tỷ đồng cổ phiếu VCB, gần hơn 96 tỷ đồng CTG,... trong khi đó bán ròng hơn 40,4 tỷ đồng MSB.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực sau khi công bố kết quả kinh doanh năm 2021 ấn tượng. Tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank, BIDV,..., không chỉ lợi nhuận lập kỷ lục mà chất lượng tài sản cũng được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ nợ xấu được cải thiện mạnh.

Theo thống kê, 20/27 ngân hàng có nợ khả năng mất vốn giảm trong 3 tháng cuối năm 2021. Nhiều ngân hàng giảm mạnh như BIDV, Vietcombank, SHB,…

Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất tháng 2/2022?

Sau khi khảo sát tại 15 ngân hàng thương mại trên toàn quốc, khung phạm vi lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 4,99%/năm ...

Lãi suất tiết kiệm VietBank mới nhất tháng 2/2022

Khảo sát biểu lãi suất Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) trong tháng 2 này nhận thấy có sự điều chỉnh tăng tại ...

Ngân hàng Nhà nước sẽ không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý ...

Lưu Lâm (TH)

Tin liên quan