Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: EIB “quán quân” tăng giá, SHB dẫn đầu thanh khoản

Cập nhật: 16:45 | 28/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong tuần giao dịch qua (22 - 26/8), 18/27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán tăng giá, trong khi 2 cổ phiếu đứng giá và 7 mã còn lại giảm.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua đa phần tăng giá
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua đa phần tăng giá

Tổng quan về thị trường tuần qua, mức tăng của chỉ số ghi nhận mạnh hơn hai tuần trước đó. Đóng cửa tuần giao dịch (22 - 26/8), VN-Index ở 1.282,57 điểm, tăng 1,06% so với cuối tuần trước. Trong phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số tiến đến vùng 1.290 điểm, song lực cầu yếu khiến thị trường đảo chiều giảm nhưng vẫn giữ trên ngưỡng 1.280.

Ở trạng thái yếu hơn, VN30-Index tăng 0,92% trong tuần. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 0,52% và 0,12%.

Diễn biến tuần qua của chứng khoán Việt Nam đi ngược xu hướng của một số thị trường khác trong khu vực. Trong khi thị trường Thái Lan tăng 1,08%, số khác chìm trong sắc đỏ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index (Nguồn: KBSV)
Đồ thị kỹ thuật VN-Index (Nguồn: KBSV)

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua đa phần tăng giá

Trong tuần giao dịch qua (22 - 26/8), 18/27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán tăng giá, trong khi 2 cổ phiếu đứng giá và 7 mã còn lại giảm.

EIB của Eximbank là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tuần qua, tăng 5,1% và đóng cửa phiên 26/8 ở mức 31.200 đồng/cp. Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là KLB của KienlongBank với mức tăng 4,7% lên 27.400 đồng/cp, Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là SSB (3,7%), MBB (2,6%), VCB (2%),…

Ở chiều giảm giá, BAB là mã cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất trong tuần qua, tuy nhiên mức giảm chỉ là 1,7% xuống còn 17.000 đồng/cp. Các cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo gồm VBB (-1,4%), SGB (-1,4%), VIB (-1,2%),…

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần này đạt gần 578 triệu đơn vị, giảm 7,3% so với tuần trước. Trong đó, SHB tiếp tục dẫn đầu với khối lượng giao dịch đạt 77 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là VPB với khối lượng giao dịch trong tuần đạt hơn 68 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, khối lượng giao dịch của EIB đã tăng vọt lên 25,7 triệu đơn vị, cao gấp hàng chục lần tuần trước khi xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lớn. Chỉ trong 2 phiên cuối tuần, khối lượng giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu này lần lượt là 12,4 triệu và 9 triệu đơn vị, chiếm hơn 83% thanh khoản cả tuần.

MSB cũng là cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận lớn tuần qua, với khối lượng giao dịch tăng vọt từ 11,6 triệu lên 54,6 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, tuần qua nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất là SHB với giá trị hơn 41 tỷ đồng, trong khi bán ròng 62 tỷ đồng VCB.

Ở khối tự doanh, họ mua ròng nhiều nhất 5,6 tỷ đồng BID trong tuần qua; trong khi đó bán ròng mạnh nhất TCB với giá trị 37 tỷ đồng.

Khuyến nghị chứng khoán tuần cuối tháng 8

(CTCK Đông Á - DAS): Canh mua cổ phiếu ngân hàng

Với quy định mới về thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán được rút ngắn, vòng quay nhanh hơn, trong tuần tới thị trường sẽ có thể chứng kiến sự biến động tăng giảm hối hả hơn khi việc hiện thực hóa lợi nhuận diễn ra sớm hơn, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư ngắn hạn.

Nhà đầu tư có thể chuyển sang chiến lược giao dịch ngắn hạn trên các nhóm cổ phiếu nhạy với trạng thái thị trường như bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí... Đối với danh mục trung dài hạn, có thể chờ mức giá được chiết khấu hấp dẫn hơn để gia tăng nhóm ngân hàng, xây dựng hạ tầng và khu công nghiệp.

(CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS) Duy trì tỷ trọng hợp lý

Trên quan điểm kỹ thuật, thị trường vẫn chưa hoàn toàn vượt lên vùng 1.260-1.285 điểm, duy trì phân hóa mạnh trong vùng kháng cự với quá trình rung lắc liên tục sẽ xảy ra để hấp thu áp lực cung vùng giá cao, cũng như thu hút lực cầu mới đối với các mã, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phù hợp với động thái tái cơ cấu danh mục của các nhà đầu tư.

Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất, trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý và chỉ xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong quý III/2022, đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng.

(CTCK Tân Việt - TVSI): Ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu

TVSI bảo lưu quan điểm đây là sóng hồi phục với vùng mục tiêu của VN-Index ở 1.315 điểm và đánh giá các chỉ số đang tiến về vùng rủi ro. Chiến lược hợp lý với nhà đầu tư ngắn hạn nên là ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

CASA đứng trước áp lực giảm trong trung hạn?

Theo dữ liệu tổng hợp, tính đến hết quý II/2022, 18/27 ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm so với đầu năm.Tỷ lệ CASA trung ...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: "Room" tín dụng sẽ được thông báo vào đầu tuần sau

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ ...

SSI chỉ ra 3 vấn đề Techcombank phải đối mặt trong thời gian tới

Trong báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB), SSI Research cho rằng trái phiếu doanh nghiệp, ...

Hoàng Hà