Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường, thanh khoản có sự cải thiện

Cập nhật: 18:52 | 09/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Phiên hôm nay (9/11), cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhân tố chính đóng góp đà tăng điểm của chỉ số. Mặc dù độ rộng không tích cực và biên độ tăng thu hẹp so với phiên hôm qua, lực cầu tại nhóm này đối ứng với áp lực bán tại cổ phiếu bất động sản xây dựng và ngăn đà rơi của thị trường.

Lộ diện 3 ngân hàng “về đích” sớm, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng

Thị trường hồi phục sang phiên thứ hai liên tiếp từ vùng hỗ trợ, qua đó củng cố kỳ vọng tạo mô hình 2 đáy đảo chiều cho nhà đầu tư. Yếu tố hỗ trợ thị trường lúc này đang đến từ khối ngoại khi họ liên tiếp mua ròng mạnh sang phiên thứ 3 liên tiếp với tổng giá trị gần 1.800 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Dù thanh khoản vẫn ở mức thấp tuy nhiên độ rộng thị trường vẫn tích cực nhờ sự dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, phân bón, thực phẩm,… đặc biệt là tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản.

 Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV)
Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV)

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng mạnh

Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhân tố chính đóng góp đà tăng điểm của chỉ số. Mặc dù độ rộng không tích cực và biên độ tăng thu hẹp so với phiên hôm qua, lực cầu tại nhóm này đối ứng với áp lực bán tại cổ phiếu bất động sản xây dựng và ngăn đà rơi của thị trường.

Trong đó, cổ phiếu BID nổi bật nhất trong nhóm vốn hóa lớn với tỷ lệ 3,6%. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch của mã này đạt 3,6 triệu đơn vị, cao gấp đôi so với khối lượng trung bình trong 10 phiên gần nhất.

Hai “ông lớn” quốc doanh còn lại là CTG và VCB cũng ghi nhận phiên giao dịch tích cực với tỷ lệ tăng tương ứng 2,5% và 1,9%, theo đó nhóm này là trụ đỡ lớn nhất của thị trường.

Các cổ phiếu ngân hàng còn lại trong danh sách tăng hầu hết giao dịch trên sàn HNX và thị trường UPCoM, điển hình như VBB (6,2%), NVB (5,2%)...

Ở chiều giảm điểm, cổ phiếu EIB giảm kịch sàn xuống 27.900 tỷ đồng/cp ngay từ đầu phiên trong trạng thái trắng bên mua. Trong phiên trước đó, mã này cũng đã chạm giá sàn nhưng bất ngờ thu hẹp đà giảm trong phiên ATC.

Một số cổ phiếu vốn hoá lớn đảo chiều giảm điểm như ACB (-2,6%), TPB (-1,5%), MBB (-1,5%), SHB (-1,3%) và VIB (-0,8%).

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục tích cực
Cổ phiếu ngân hàng hồi phục tích cực

Về thanh khoản, giá trị khớp lệnh nhóm ngân hàng nhỉnh hơn so với phiên trước, đạt 2.150 tỷ đồng. Trong khi đó, kênh giao dịch thoả thuận ghi nhận một số giao dịch lớn như EIB (332 tỷ đồng), SHB (139 tỷ đồng)...

Đối với giao dịch khối ngoại, nhóm này tiếp đà bán ròng mạnh cổ phiếu ngân hàng với quy mô gần 190 tỷ đồng. Cổ phiếu STB đứng đầu danh mục bán ròng của khối này với giá trị 272 tỷ đồng. Lực cầu đối ứng xuất hiện tại một số mã BID (74 tỷ đồng), CTG (22 tỷ đồng)...

Nhận định chứng khoán ngày 10/11

Chứng khoán MB (MBS)

Về kỹ thuật, VN-Index đang nỗ lực củng cố đáy ngắn hạn, qua đó có thể tạo mô hình 2 đáy đảo chiều, là tín hiệu giúp nhà đầu tư kỳ vọng cho nhịp phục hồi này.

Chứng khoán BIDV (BSC)

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 14/19 ngành tăng điểm, trong đó ngành điện, nước & xăng dầu khí đốt có mức tăng mạnh nhất. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Diễn biến thị trường vẫn đang giằng co tại vùng đáy ngắn hạn, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng và tránh mua đuổi trong những phiên tới.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Thị trường tiếp tục mở rộng đà hồi phục tích cực vào đầu phiên trước khi bước vào nhịp điều chỉnh lình xình và đánh mất một phần thành quả về cuối phiên. Sự hình thành của mẫu nến con quay, sau khi thử thách vùng kháng cự gần, cho thấy cung cầu đang tạm thời cân bằng tại vùng giá đóng cửa.

Diễn biến này để ngỏ khả năng VN-Index sẽ còn trải qua thêm nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, chừng nào chưa đánh mất vùng hỗ trợ gần 965 - 970, KBSV có phần nghiêng về khả năng mở rộng thêm đà hồi phục cho chỉ số.

Nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng một phần tỷ trọng trading ngắn hạn gối đầu tại vùng hỗ trợ trong phiên, nhưng cần tuân thủ điểm dừng lỗ và hạ tỷ trọng nếu điểm đỡ này bị xuyên thủng sau đó.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể tiếp tục đi ngang và giằng co quanh mức hiện tại trong phiên kế tiếp. VN-Index xuất hiện mô hình nến Doji Star nhưng ở dạng cân bằng với khối lượng giao dịch giảm cho thấy thị trường khó có thể sẽ có xu hướng đột biến trong phiên kế tiếp.

Nhà đầu tư vẫn còn tỏ ra lưỡng lự ở phiên 9/11, thị trường vẫn đang chờ đợi về dữ liệu lạm phát của Mỹ vì điều này có thể ảnh hưởng lên chính sách tiền tệ của Fed trong tháng 12/2022. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và chờ điểm xác nhận xu hướng tăng để có vị thể giải ngân an toàn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Áp lực tăng lãi suất ngân hàng còn lớn

Giữa xu thế tăng lãi suất của hàng loạt ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất huy động của Việt Nam ...

Huy động tiền gửi không kỳ hạn bước vào chặng đua mới?

Cùng với xu hướng tăng chung của lãi suất huy động, các ngân hàng sẽ khó có được giá vốn rẻ như trước kia bởi ...

NHNN tiếp tục bơm thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Lãi suất liên ngân hàng duy trì đà giảm trước động thái bơm ròng mạnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần trước. Về ...

Hoàng Hà