Cổ phiếu ngân hàng cần vài phiên để cân bằng sau sự kiện Tân Hoàng Minh

Cập nhật: 10:04 | 06/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu ngân hàng tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index trong phiên vừa qua khi kéo chỉ số giảm 0,34% trong bối cảnh giới đầu tư lo lắng về các ngân hàng giữ vai trò quản lý tài khoản trong các đợt phát hàng trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ

Trong phiên giao dịch (5/4), sức ép ở vùng đỉnh 1.530 điểm được thể hiện rõ nét khi VN-Index giảm điểm và chủ yếu giao dịch dưới mốc trong phần lớn thời gian. Lực cầu gia tăng mạnh trong phiên chiều tại hầu hết các nhóm cổ phiếu, khiến hàng loạt bluechip và cổ phiếu đầu cơ đều quay đầu điều chỉnh hoặc thu hẹp đà tăng.

Các trụ đỡ chính của thị trường như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản giao dịch khá yếu. Trong đó nhóm cổ phiếu vua tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index khi kéo chỉ số giảm 0,34% trong bối cảnh giới đầu tư lo lắng về các ngân hàng giữ vai trò quản lý tài khoản trong các đợt phát hàng trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Trong rổ VN30, nhóm ngân hàng chỉ thấy sắc xanh tại hai mã LPB và VCB. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu LPB tăng vọt 4% lên 20.600 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh 10,6 triệu đơn vị.

Phiên giao dịch hôm nay (5/4) là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với 265 triệu cổ phiếu LPB phát hành thêm với giá 10.000 đồng/cp. Tỷ lệ thực hiện quyền mua là 100 : 21,395, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 100.000 quyền được mua 21.935 cổ phiếu mới.

Trong khi đó, BID là một trong những mã giảm mạnh nhất VN30 với tỷ lệ 2,1% và đóng cửa tại 43.200 đồng/cp. Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn cùng ngành cũng tạo sức nặng lên thị trường với biên độ giảm dưới 2% như VIB, SHB, VPB, ACB...

Xét về thanh khoản ngành ngân hàng, lực bán hoàn toàn áp đảo với tổng giá trị đạt hơn 3.000 tỷ đồng. VPB vẫn duy trì vị thế dẫn đầu thị trường với khối lượng giao dịch hơn 15 triệu cp, theo sau là các mã LPB, MBB, STB...

Dòng tiền ngoại vẫn chưa có dấu hiệu qua trở lại nhóm này khi bán ròng nhẹ gần 15 tỷ đồng. Lực cung hướng đến các cổ phiếu STB (17 tỷ đồng), LPB (14,5 tỷ đồng), CTG (13,5 tỷ đồng), BID (6 tỷ đồng)...

3340-ngan-hang
Diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng 5/4.

Chuyên gia nói cần vài phiên để cân bằng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của ba công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Các trái phiếu này được chào bán bởi do Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung Điện Mùa Đông và Công ty Soleil trong thời gian từ 7/2021 đến 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng.

UBCKNN cho rằng ba công ty đã đưa thông tin sai sự thật và che giấu thông tin khi tung ra các đợt phát hành trái phiếu đó.

Với quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có hiệu lực từ 3/4, nay các trái phiếu liên quan sẽ không thể thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hay tất toán.

Đánh giá về tác động của sự kiện Tân Hoàng Minh, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập FIDT cho rằng, sự kiện tác động tiêu cực lên nhóm bất động sản bởi hầu hết các doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn đều huy động vốn thông qua kênh này.

Đồng thời, tác động tiêu cực lên nhóm ngân hàng và công ty chứng khoán có các nghiệp vụ như tư vấn phát hành, quản lý tài sản đảm bảo như các công ty chứng khoán và ngân hàng trong danh sách mà Uỷ ban Chứng khoán công bố. "Về mặt tâm lý nhà đầu tư trên thị trường hiện tại, cần vài phiên để cân bằng", ông Tuấn nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo ông Tuấn, hiện tại, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lưu hành tính đến cuối 2021 là trên 1,15 triệu tỷ đông, tương đương 16,6% GDP. Trong đó, trái phiếu bất động sản chiếm khoản 36% tổng giá trị phát hành.

Thị trường trái phiếu là một trong ba trụ cột quan trọng của bất kỳ thị trường vốn nào, gồm: Trái phiếu, cổ phiếu, tín dụng ngân hàng. Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên GDP của Việt Nam vẫn còn khá thấp nếu so với Thái Lan 25%, hay Malaysia 57%.

4833-tan-hoang-minh-2
Vụ việc của Tân Hoàng Minh gây ra hệ lụy lớn cho thị trường

Vì vậy, với việc hủy đợt phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh sẽ không tạo ra quá nhiều biến động lên thị trường trái phiếu Việt Nam. Ngược lại, việc này còn có thể tác động tích cực.

Bởi sau việc này, việc phát hành trái phiếu sẽ được siết chặt hơn nữa. Lợi thế phát hành trái phiếu sẽ rơi vào các doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn do công bố thông tin và hồ sơ đầy đủ. Các doanh nghiệp chưa niêm yết sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát hành.

Thị trường trái phiếu sẽ phát triển lành mạnh hơn vì chất lượng nguồn cung (phát hành trái phiếu) được siết chặt. Việc này cũng đồng nghĩa giảm rủi ro cho nhà đầu tư mua trái phiếu. Đồng thời, sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của tổ chức đánh giá tín nhiệm trái phiếu (hiện nay Fiingroup đang làm), và cũng sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh.

Theo nhà sáng lập FIDT, đây cũng là thông điệp rất cứng rắn từ phía Chính phủ và Bộ tài chính trong việc kiểm soát dòng vốn vào bất động sản. Sẽ giảm bớt hẳn tình trạng tay không bắt giặc. Qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp có uy tín, minh bạch và năng lực tài chính tốt sẽ có lợi thế trên thị trường vốn, và tạo nguồn cung hàng bất động sản chất lượng, minh bạch về pháp lý và dòng tiền.

“Địa chấn” bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm, Cty Bình Minh liệu có theo chân Tân Hoàng Minh?

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh vừa được thành lập ngày 24/09/2021, đặt trụ sở tại tòa nhà số ...

Agribank và Sacombank dính nợ xấu trăm tỷ tại một dự án bất động sản TP HCM

Hai ngân hàng Agribank và Sacombank đã nhiều lần rao bán khoản nợ có tài sản đảm bảo là các căn hộ thuộc Dự án ...

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất ...

Hồng Giang

Tin liên quan