Cổ phiếu ngân hàng ảm đạm, vốn hóa bốc hơi hàng tỷ USD trong tháng 2

Cập nhật: 12:22 | 07/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong tháng 2, tổng giá trị vốn hóa của 27 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ghi nhận giảm hơn 100.000 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD) xuống còn 1,97 triệu tỷ đồng. Con số này giảm 5% so với mức 2,07 triệu tỷ đồng phiên cuối tháng 1.

1752-c3
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Phiên giao dịch ngày 14/2 là nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh trong phiên ATC khiến các chỉ số rớt sâu và khiến VN-Index giảm tới gần 30 điểm, tương đương giảm 1,98% do xung đột giữa Nga - Ukraine. Đây cũng là phiên mà các cổ đông ngân hàng "mất" nhiều tiền nhất, lên tới 102.000 tỷ.

Ở nhóm ngân hàng quốc doanh, vốn hóa của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) giảm mạnh nhất với mức giảm 10%.

Trong khi đó, vốn hoá của hai ông lớn còn lại là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV - Mã: BID) và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: CTG) cùng giảm 9% trong tháng vừa qua.

Ở khối ngân hàng tư nhân, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã: NAB) là nhà băng có vốn hoá tăng mạnh nhất tháng 2 khi vốn hoá của ngân hàng tăng đến 30%. Theo sau là Viet A Bank với tốc độ tăng trưởng vốn hoá ở mức 16% trong một tháng.

Song, việc vốn hoá của hai ngân hàng trên tăng mạnh không đến từ thị giá mà là số lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng tăng sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Cụ thể, Nam A Bank đã chào bán riêng lẻ thành công 143 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng. Trong đó, 8 nhà đầu tư trong nước đã đăng ký mua hết số cổ phiếu chào bán, nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,37%. Ngân hàng thu ròng từ đợt chào bán hơn 2.831 tỷ đồng.

Tại VietABank, ngân hàng phát hành 95 triệu cổ phiếu để chia cổ tức theo tỷ lệ 21,35%.

Khối ngoại sẽ duy trì tiếp đà bán ròng?

Tính riêng tháng 2, khối ngoại bán ròng 339 tỷ đồng, mức giảm đáng kể so với tháng 1. Trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 9 triệu cổ phiếu ngân hàng.

HDB là cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất với hơn 17 triệu cổ phiếu, tương đương 499 tỷ đồng. Một số cổ phiếu ngân hàng khác có khối ngoại bán ròng trong tháng bao gồm CTG, VPB, ACB, MBB,...

Mặt khác, STB là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất tháng với giá trị mua ròng tương đương 337 tỷ đồng.

1318-hose2
Nguồn: BSC

Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang đồng thời Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tháng 3, khối ngoại dự báo sẽ có khả năng duy trì tiếp đà bán ròng. Tuy nhiên sẽ thu hẹp khi nền kinh tế từng bước tăng trưởng trở lại.

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng nhiều khả năng nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại nhiều hơn thay vì tiếp tục rút ra nhờ ba yếu tố.

Thứ nhất, tình hình vĩ mô tại Việt Nam đang dần trở nên ổn định. Thứ hai, Việt Nam được xem là một trong những chuỗi cung ứng quan trọng, nghĩa là nền tảng vĩ mô của Việt Nam đang tốt hơn.

Thêm vào đó, Việt Nam đang là một trong những rổ tiềm năng của thị trường mới nổi. Nếu tới đây, Nga bị loại khỏi thị trường mới nổi thì cơ hội cho Việt Nam khá lớn và có khả năng sẽ trở thành nhóm thị trường được lựa chọn kế tiếp.

1409-bsc2
Nguồn: Phương Nga tổng hợp
VCBS dự báo lợi nhuận BIDV trong năm 2022 đạt gần 20.000 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của BIDV dự kiến đạt 19.829 tỷ đồng, tăng 45,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu dự ...

Chứng khoán Mirae Asset: Lãi suất ngân hàng sẽ sớm tăng trước những áp lực toàn cầu

Nhóm chuyên gia cho rằng khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến sẽ tạo áp lực tăng ...

MSB định ngày chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2022

Theo kế hoạch được phê duyệt trong Nghị quyết, MSB dự kiến tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ 30 vào ngày 25/4/2022 tại ..

Lưu Lâm (TH)