Cổ phiếu lình xình và "vấn đề" sau "cánh gà" tại CTCP Than Mông Dương (MDC)

Cập nhật: 06:02 | 08/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trước khi "ngoi" lên vùng giá đỉnh 10.xxx đồng hồi tháng 8/2020 vừa qua, lịch sử giao dịch của cổ phiếu MDC của CTCP Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) chủ yếu là những tháng ngày thị giá "luẩn quẩn" quanh vùng 4.xxx - 7.xxx đồng/cổ phiếu.

Kể từ sau mốc đỉnh này, xu hướng thoái trào của cổ phiếu MDC đã lập lại khi giá cổ phiếu lần lượt "bay hơi" chỉ còn 6.800 đồng (kết phiên ngày 7/1/2021) cùng vốn hóa vỏn vẹn hơn 145 tỷ đồng.

Như vậy, so với giá đóng cửa trong ngày đầu chào sàn (ngày 23/7/2009) tại mức 24.000 đồng, việc thị giá cổ phiếu MDC đã lùi rất sâu là điều có thể nhìn thấy rõ.

Cùng với sự bấp bênh của giá cổ phiếu, thanh khoản của mã này cũng không có quá nhiều ấn tượng khi chủ yếu chỉ từ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên. Cá biệt, nhiều phiên, mã MDC không xuất hiện giao dịch. Vậy, có hay chăng nhà đầu tư đang làm ngơ với cổ phiếu này?

Kinh doanh trồi sụt, cổ tức "nhẹ" dần theo thời gian

Cập nhật tình hình hoạt động doanh nghiệp, sau quý IV/2019 ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến, sang năm 2020, tình hình kinh doanh tại Than Mông Dương sụt giảm mạnh trong khi các khoản nợ vay tiếp tục có xu hướng gia tăng.

4252-mo1
Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 của MDC

Khá khẩm hơn ở MDC có chăng chính là việc doanh nghiệp ngành than này tích cực trả cổ tức tiền mặt đều đặn cho cổ đông qua các năm. Tuy nhiên, việc kết quả kinh doanh, lợi nhuận qua các quý liên tục bất ổn đồng thời dòng tiền lưu động không có nhiều đột biến đã khiến tỷ lệ chia cổ tức giảm mạnh kể từ năm 2016 đến nay.

Ngoài ra, tính đến hết quý III/2020, nợ vay của MDC đã gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp này (lần lượt là 1.084 tỷ đồng và 233 tỷ đồng).

3310-ca
Đã nhiều năm, kết quả kinh doanh của MDC đều ghi nhận sự bất ổn theo từng quý

CTCP Than Mông Dương - TKV tiền thân là Mỏ than Mông Dương được thành lập từ ngày 1/4/1982 với lĩnh vực hoạt động chính bao gồm:

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác;

- Chế tạo, sửa chữa, phục hồi thiết bị mỏ, phương tiện vận tải và sản phẩm cơ khí khác;

- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển;

- Tư vấn mỏ và công nghiệp;

- Xây dựng công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông và san lấp mặt bằng;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Quản lý, khai thác cảng và bến thủy;

- Kinh doanh hạ tầng và bất động sản;

- Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.

Theo quyết định số 3673/QĐ-BCN ngày 18/12/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty Than Mông Dương – TKV, Quyết định số 35/QĐ-HĐQT ngày 08/01/2007 của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cổ phần hóa các đơn vị năm 2007, Công ty Than Mông Dương - TKV đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước từ ngày 01/01/2007 và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình CTCP kể từ ngày 1/1/2008 với tên gọi mới là “CTCP Than Mông Dương - TKV”.

Kế đó, ngày 2/1/2008, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh CTCP số 2203001196 với mức vốn điều lệ 120,85 tỷ đồng.

Đến ngày 19/8/2010, công ty đã làm thủ tục đổi tên thành: "CTCP Than Mông Dương - Vinacomin" và tăng vốn điều lệ lên 150,839 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng.

Ghi vấn chỉ chọn "người quen" cho các gói thầu bạc tỷ

Dù kế quả kinh doanh không có quá nhiều nổi trội, tuy nhiên, Than Mông Dương vẫn thường xuyên gây "tiếng vang" đối với truyền thông thông qua những bí ẩn về hoạt động đấu thầu các gói thầu do chính doanh nghiệp này là chủ.

3821-mong

Hồi giữa năm 2020, báo chí đã thông tin về nghi vấn nhiều gói thầu giá trị lớn của Than Mông Dương "lọt" vào tay doanh nghiệp "quen mặt" với chỉ số tiết kiệm cực thấp hay kết quả lựa chọn nhà thầu của MDC có nhiều dấu hiệu bất thường. Cụ thể:

Ngày 12/6/2019, MDC công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công các (07) hạng mục đường hầm lò thuộc sân ga mức - 400, khu Trung tâm Mông Dương.

Theo đó, hình thức lựa chọn nhà thầu của gói thầu này là đấu thầu rộng rãi trong nước, giá gói thầu là 46.326.940.427 tỷ đồng, giá trúng thầu là 46.279.567.614 tỷ đồng, chỉ tiết kiệm được 47.372.858 triệu đồng - tỉ lệ tiết kiệm đạt con số ấn tượng 0,001%. Theo đó, đơn vị trúng thầu là Chi nhánh Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – Công ty Xây lắp mỏ TKV – một thành viên của VINACOMIN có địa chỉ tọa lạc tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Tiếp đến, gói thầu số 03 cung cấp hệ thống thiết bị vận tải vật liệu trong hầm lò và thiết bị nghiền than, hình thức lựa chọn nhà thầu của gói thầu này cũng là đấu thầu rộng rãi trong nước, giá gói thầu là 20.136.325.000 tỷ đồng, giá trúng thầu là 20.090.070.000 tỷ đồng (sau đấu thầu tiết kiệm được 46.255.000 triệu đồng, tỉ lệ tiết kiệm là 0,002%); đơn vị trúng thầu là liên doanh CTCP Cơ khí Mạo Khê – CTCP Tư vấn Thiết kế Sáng tạo và Lắp đặt Thiết bị mỏ trong đó CTCP Cơ khí Mạo Khê là thành viên của VINACOMIN.

Chưa hết, tại gói thầu số 02 cung cấp thiết bị tời vận tải người và vận tải vật liệu trong hầm lò, hình thức lựa chọn nhà thầu vẫn là đấu thầu rộng rãi trong nước; giá gói thầu là 15.624.420.000 tỷ đồng; giá trúng thầu là 15.618.900.000 tỷ đồng - tiết kiệm được 5.520.000 triệu đồng - tương ứng tỉ lệ tiết kiệm chỉ đạt 0.0003%; nhà thầu trúng thầu là CTCP Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN.

Ngoài ra, Than Mông Dương cũng để lại nhiều hoài ghi khi nhiều gói thầu lớn của doanh nghiệp này thường có sự hiện diện của doanh nghiệp "quen mặt" kéo dài từ năm này đến năm khác.

Cụ thể, CTCP Thương mại và Công nghệ Máy công trình Thăng Long (Công ty Công trình Thăng Long) đã có “kỳ tích” thắng thầu rất “ngoạn mục” ở những gói thầu lớn do Than Mông Dương làm chủ đầu tư.

Mới đây nhất, ngày 7/5/2020, lãnh đạo CTCP Than Mông Dương ra quyết định số 1056/QĐ-TMD phê duyệt gói thầu thi công đào chống hạng mục công trình: Lò XVVC mức -250 M6-N5 Cánh tây. Gói này được chủ đầu tư mời thầu với giá 7.877.600.371 đồng. Công ty công trình Thăng Long trúng thầu với giá 7.796.083.394 đồng.

Trước đó không lâu, gói thầu thi công đào chống hạng mục công trình: Lò DVVC mức -250 M6 Cánh Đông được mời thầu với giá 33.352.908.737 đồng. Công ty công trình Thăng Long tiếp tục trúng thầu với giá 33.339.779.529 đồng. Tiết kiệm cho ngân sách chỉ khoảng 13 triệu đồng. (Văn bản phê duyệt số 114/QĐ-TMD ngày 15/1/2020).

Chi tiết xem thêm tại đây...

1245-mo9
Ông Nguyễn Quế Thanh
1150-mo8
Ông Nguyễn Quế Thanh, Giám đốc Than Mông Dương thường xuyên ký các quyết định phê duyệt gói thầu

Điều gì đang diễn ra dưới các hầm lò?

Mới nhất, theo nguồn tin từ Báo Dân tộc và Phát triển, nhiều ý kiến đã phản ánh việc một số công ty than thuộc TKV trong đó có CTCP Than Mông Dương đang sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách cho công nhân chưa đúng theo quy định của Bộ luật Lao động; đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn toàn lao động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, gây tai nạn nghề nghiệp.

2522-mo11
Vến đề của nhiều công nhân khai thác mỏ tại Than Mông Dương

Qua các buổi làm việc, phóng viên tiếp nhận rất nhiều thông tin phản ánh từ công nhân trong đó có hiện tượng nhiều công nhân bị bệnh bụi phổi và bệnh da liễu.

Anh V.H.N (sinh năm 1992) là công nhân khai thác của Than Mông Dương trong lúc chia sẻ với phóng viên, anh liên tục gãi chân, tay bởi bị ngứa, lở do dị ứng với dầu nhũ hóa.

Anh N cho biết, công nhân khai thác đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Dao, Mông, Tày... Bản thân anh N đã làm công nhân tại công ty được gần 8 năm. Làm thợ khai thác, trong môi trường độc hại, quần áo của anh lúc nào cũng ướt đẫm như bị mưa ngoài trời dẫn đến anh bị lở ngứa nhiều năm nay.

"Ngày trước bị nhẹ nhưng dạo này nặng hơn, anh bị ngứa cả hai tay. Đặc biệt là 2 chân, ngứa lở lên tận đùi", anh N cho biết. Để minh chứng, anh N bỏ tất và vén quần cho phóng viên xem với hình ảnh 2 bàn chân xuất hiện từng mảng da tróc vảy, lở loét!

2335-mo10
Ông Nguyễn Tiến Sách, Trưởng phòng Tổ chức Lao động và ông Lê Trọng Cường, Chánh Văn phòng CTCP Than Mông Dương (từ trái qua) đã hứa sẽ cung cấp tài liệu và bố trí để phóng viên xuống hầm lò khảo sát thực tế song đã bặt tăm nhiều tháng

Qua thông tin tìm hiểu, cả công nhân và cán bộ lãnh đạo của CTCP Than Mông Dương đều thừa nhận dầu nhũ hóa có mùi thối và có nhiều công nhân bị dị ứng với loại dầu này.

Câu hỏi đặt ra là, loại dầu mà các công ty than đang sử dụng có phải là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường và nhiều công nhân mắc bệnh da liễu khi mà theo như ông Nguyễn Tiến Sách, Trưởng phòng Tổ chức Lao động công ty: “Bảo hộ lao động, cấp phát trang bị cho công nhân đầy đủ và còn tốt hơn quy định của Bộ Luật Lao động”, tại sao 72 công nhân của Công ty vẫn mắc bệnh bụi phổi???

Phiên giao dịch ngày 8/1/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 8/1/2021, ...

Các chỉ số đua nhau bứt phá, khối ngoại vẫn quay đầu bán ròng hơn 340 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 7/1 khép lại với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số, trong đó VN-Index chinh phục thành công mốc ...

PVN thu về hơn 160 tỷ đồng sau khi Đạm Phú Mỹ tạm ứng cổ tức

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ - Mã:DPM) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về việc ...

Nam Thiên T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm