Cổ phiếu GEX "loanh quanh" dưới đáy, quỹ ngoại Dragon Capital thoát bớt hàng

Cập nhật: 08:00 | 06/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, cổ phiếu GEX đang giao dịch quanh vùng đáy 6 tháng sau giai đoạn giảm sốc từ đầu tháng 4. Kết thúc phiên 5/5, cổ phiếu này đang dừng ở mức 28.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 42% so với đỉnh đạt được ngày 11/1/2022.

5446-ge7
Cổ phiếu GEX "chạm đáy" 6 tháng, quỹ ngoại Dragon Capital thoát bớt hàng

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán ra tổng cộng 1,7 triệu cổ phiếu GEX của CTCP Tập đoàn GELEX vào ngày 29/4. Trong đó, Amersham Industries Limited bán 500.000 đơn vị, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] bán 200.000 đơn vị và Venner Group Limited bán 1.000.000 đơn vị.

Ước tính tại mức giá cổ phiếu GEX đóng cửa phiên 29/4, nhóm quỹ ngoại có thể "bỏ túi" gần 50 tỷ đồng. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital đã giảm từ 6,18% xuống 5,98% tương ứng gần 50,9 triệu cổ phiếu. Trong đó, quỹ tỷ USD Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là cái tên nắm giữ nhiều nhất với 18,3 triệu cổ phiếu GEX (tỷ lệ 2,15%).

5050-gex22
Các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital bán bớt GEX

Chiều ngược lại, ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc GELEX mới đây đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu GEX để nâng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh trong thời gian từ ngày 25/4 - 24/5/2022. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu GEX thuộc sở hữu của ông Tuấn sẽ tăng từ 192,3 triệu cổ phiếu (tương ứng 22,58% cổ phần) lên 202,3 triệu cổ phiếu (tương ứng 23,75% cổ phần).

Trên thị trường, cổ phiếu GEX đang giao dịch quanh vùng đáy 6 tháng sau giai đoạn giảm sốc từ đầu tháng 4. Kết thúc phiên 5/5, cổ phiếu này đang dừng ở mức 28.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 42% so với đỉnh đạt được ngày 11/1/2022.

5246-ge345
Cổ phiếu GEX đang giao dịch quanh vùng đáy 6 tháng

Về kết quả kinh doanh quý 1/2022, GELEX ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.645 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty lãi ròng 694 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần cùng kỳ. Tăng trưởng chủ yếu đến từ việc sở hữu chi phối tại Tổng Công ty Viglacera (mã VGC) từ quý 2/2021.

Còn trong năm 2021, GEX đạt doanh thu hợp nhất 28.578 tỷ đồng - tăng 59,2% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.057 tỷ đồng - tăng gần 72% so với năm 2020 song đây lại được xem là mức lãi có vẻ khiêm tốn đối với một tập đoàn có quy mô tổng tài sản khổng lô của tập đoàn này.

Theo ghi nhận, tổng tài sản đến cuối năm 2021 của GEX đạt 61.182 tỷ đồng - tăng 125% so với đầu năm; nợ phải trả đến cuối năm tăng vọt 115% từ 18.937 tỷ đồng lên 40.680 tỷ đồng - gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Đến hết quý IV/2021, doanh nghiệp có khoản nợ dài hạn gần 14.000 tỷ đồng (bao gồm gần 8.000 tỷ đồng nợ ngân hàng và 5.866 tỷ đồng dư nợ trái phiếu) và nợ ngắn hạn 8.149 tỷ đồng (trong đó gần 6.700 tỷ đồng nợ ngân hàng và 517 tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán).

Trong số 29.868 tỷ đồng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021, có tới 11.604 tỷ đồng là hàng tồn kho - tăng gấp bốn lần so với thời điểm đầu năm. Công ty cũng có khoản phải thu ngắn hạn lên tới hơn 5.000 tỷ đồng và đang phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi tới 536 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2021, GEX ghi nhận 302 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán - tăng 314% so với năm 2020.

Có thể thấy, để có dòng tiền phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính của GEX là khá xấu khi doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vay nợ hay huy động vốn qua các nguồn khác nhau.

Phiên giao dịch ngày 6/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Khối ngoại giao dịch sôi động trở lại, gom mạnh cổ phiếu bất động sản và ngân hàng

Phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch sôi động hơn và mua ròng trở lại hơn 300 tỷ đồng. Đáng ...

Chứng khoán phiên chiều 5/5: Nhóm vốn hóa lớn "lật kèo", VN-Index có thêm hơn 12 điểm

Thị trường cuối phiên chiều chứng kiến pha lội ngược dòng ngoạn mục của nhóm vốn hóa lớn. Trụ MSN nhường chỗ cho VHM vươn ...

Nguyên Nam