Cổ phiếu bất động sản hồi kỹ thuật, "họ" FLC tiếp tục mất thanh khoản

Cập nhật: 11:20 | 15/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Phiên giao dịch cuối tuần (14/1/2022) chứng kiến nhiều cổ phiếu bất động sản đã thoát sàn và hồi phục nhờ dòng tiền "giải cứu", tuy nhiên, "họ" FLC vẫn bị giảm sàn và trắng bên mua.

1641-thanh-khoyn
Ảnh minh họa

Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần (14/1/2022) dần ổn định hơn sau những nhịp giảm mạnh trước đó, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp hơn 60 mã thoát cảnh giảm sàn.

Diễn biến nổi bật trong phiên là việc nhóm cổ phiếu bất động sản được giải cứu. So với hai phiên nằm sàn la liệt trước đó, nhóm ngành này đã bớt "bất động", thậm chí đảo chiều hồi phục tích cực.

Nhiều cổ phiếu được nhà đầu tư tranh mua tới vài chục triệu đơn vị chỉ trong vài phút giao dịch. Điển hình là mã HQC khi có lúc được đặt mua tới hơn 10 triệu đơn vị. Dù lực cầu cuối phiên yếu dần nhưng cũng giúp HQC từ giá sàn 8.050 đồng/cp lên 8.390 đồng/cp, tươn đương tỷ lệ giảm 3%.

Đà giảm cũng được "hãm" lại ở nhiều mã như CEO, IJC, SCR, DIG, SCR, TID,...Thậm chí một số mã như L14, HAG và IDC còn tăng trần ngoạn mục giúp nhà đầu tư cắt lỗ trong hai phiên trước.

Theo ghi nhận của người viết, một số room và group trên Zalo và Facebook vẫn dự báo đà phục hồi của cổ phiếu bất động sản, khuyến nghị nhà đầu tư không bán tháo bằng mọi giá và cho rằng đây là cơ hội để tái cơ cấu danh mục.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư liều mình "bắt dao rơi" cổ phiếu đầu cơ rất dễ bị "đứt tay" vì vốn dĩ những mã này chứa yếu tố tạo lập thị trường, do đó rất khó đoán định xu hướng.

Cổ phiếu bất động sản hồi kỹ thuật,
Nhóm cổ phiếu "họ" FLC tiếp tục nằm sàn với khối lượng giao dịch chỉ vài trăm nghìn đơn vị

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu "họ” FLC như FLC, ROS, HAI, KLF, AMD, ART tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và đồng loạt giảm sàn. Đồng thời, thanh khoản cũng mất hút khi tình trạng trắng bên mua diễn ra suốt phiên.

Cụ thể, cổ phiếu FLC dư bán sàn hơn 103 triệu cổ phiếu, tương đương 15% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty và chỉ khớp lệnh được hơn 380.000 cổ phiếu. Mã ROS cũng dư bán sàn gần 90 triệu cổ phiếu và chỉ khớp lệnh hơn 580.000 đơn vị.

Tương tự, các cổ phiếu khác gồm ART, AMD, KLF, HAI cũng dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu và lượng giao dịch chỉ vài trăm ngàn đơn vị, thấp hơn cả chục lần so với các phiên trước đây.

Nếu tính từ mức giá cao đạt được trong phiên ngày 10/1 là 24.000 đồng/cổ phiếu, chỉ sau 4 phiên giao dịch cổ phiếu FLC đã bốc hơi 33%.

Làn sóng bán tháo của nhóm cổ phiếu "họ” FLC diễn ra liên tục sau khi Chủ tịch tập đoàn này là ông Trịnh Văn Quyết “bán chui" gần 75 triệu cổ phiếu trong phiên 10/1. Dù lượng giao dịch này đã bị hủy, nhà đầu tư mua đối ứng trong phiên 10/1 sẽ được hoàn lại tiền nhưng tác động của nó đến những cổ đông khác là quá lớn.

Song song đó, nhiều công ty chứng khoán cũng đã hạ hoặc cắt margin đối với nhóm cổ phiếu “họ” FLC, ví dụ như Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Chứng khoán BSC, Chứng khoán VPS...

Với những nhà đầu tư lỡ mua và đu đỉnh những cổ phiếu này, cộng thêm các khoản vay margin, rất có thể sẽ bị "call margin" và chịu thiệt hại nặng nề.

Cổ phiếu “họ” FLC trải qua một tuần bão tố, vốn hóa bị thổi bay hơn 28.000 tỷ đồng

Diễn biến tiêu cực tại nhóm cổ phiếu “họ” FLC diễn ra sau khi xuất hiện thông tin Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết “bán ...

Nhiều NĐT được hoàn tiền khi mua cổ phiếu FLC ông Trịnh Văn Quyết bán hôm 10/1, số khác lỗ 20% nhưng không thể cắt

Trong ngày hôm nay (12/1), một số NĐT đã nhận được thông báo từ các công ty chứng khoán về việc huỷ kết quả khớp ...

HOSE hủy giao dịch 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) mới đây thông báo sẽ huỷ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông ...

Hồng Giang