Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam "tiếp cận" thị trường EU

Cập nhật: 15:15 | 03/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Sau một năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt gần 55 tỷ USD, tăng hơn 12% so với giai đoạn cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 39 tỷ USD, tăng hơn 11% và kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 16 tỷ USD, tăng hơn 14%.

Giá đường giữ mức cao trong 4 năm qua

Dự báo xuất khẩu cao su tiếp tục chậm lại trong những tháng cuối năm?

Cán cân thương mại thặng dư trở lại

Hiệp định EVFTA mở ra nhiều cơ hội lớn

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An, mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, nhưng 10 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, với kim ngạch đạt hơn 41 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 12% và nhập khẩu đạt hơn 12 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O). Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt hơn 43 tỷ Euro và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

3125-xuatkhau
Ảnh minh họa

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) nói rằng, nhiều doanh nghiệp nghĩ vào thị trường EU có quá nhiều rào cản. Ông cho rằng đó không nên hiểu đơn thuần là rào cản, mà là các tiêu chuẩn các doanh nghiệp buộc phải nâng cấp lên để vào thị trường EU một cách bền vững.

Thực tế đã chứng minh, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đáp ứng các tiêu chuẩn thì họ vào thị trường EU rất tốt, có trao đổi thương mại, phát triển bền vững.

Những nghiên cứu của các bộ, ngành Việt Nam cho thấy, EVFTA không chỉ có tác động nhanh chóng, tích cực tới quá trình tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu... mà còn kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn FDI chất lượng từ châu Âu vào Việt Nam.

Ông Trần Ngọc Quân – Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, EU xác định vừa phát triển kinh tế trong tình hình dịch bệnh, phục hồi kinh tế, vừa tập trung vào các chiến lược tăng trưởng xanh, bền vững, chuyển đổi số là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay.

Các chuyên gia nhận định, 6 tháng đầu năm 2022 sẽ là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường EU, sau khi kinh tế phục hồi. Đặc biệt thời điểm phục hồi kinh tế của EU trùng với thời kỳ mua sắm ở châu Âu vào tháng 7. Do đó, cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam nắm là rất lớn.

Nắm bắt cơ hội

Trong rất nhiều nước có nhu cầu tiếp cận thị trường EU thì Việt Nam là một trong số ít những nước có FTA với EU. Đó là lợi thể, đặc biệt là trong thời gian tới, EU được dự báo là từ tháng 6 năm sau, nền kinh tế sẽ phục hồi trước khi đại dịch.

Gai đoạn 6 tháng đầu năm 2022 được cho là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường EU, chuẩn bị cho 6 tháng sau khi kinh tế EU phục hồi. Thời điểm phục hồi của EU trùng với thời kỳ mua sắm ở châu Âu vào tháng 7. Do đó, cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đặc biệt khi EU đẩy mạnh gói hỗ trợ thị trường khoảng 750 tỷ Euro.

Về tổng thể, EVFTA sẽ giúp nâng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 30 - 40% trong hơn 10 năm tới. Dòng vốn chất lượng cao được dự báo sẽ vào Việt Nam. Những sản phẩm Việt với những chất lượng tiêu chuẩn châu Âu sẽ được xuất khẩu với xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, thông qua EVFTA, Việt Nam sẽ được thúc đẩy tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan