Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành bảo hiểm năm 2022?

Cập nhật: 11:40 | 30/12/2021 Theo dõi KTCK trên

VDSC cho rằng, đà tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp ngành này sẽ được duy trì trong năm 2022 nhưng kỳ vọng tăng trưởng thu nhập có thể không còn khả quan như năm 2021.

3853-co-phieu-bao-hiem

Trong báo cáo vừa được công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra những đánh giá về triển vọng nhóm ngành bảo hiểm năm 2022.

Theo VDSC, thu nhập của các công ty bảo hiểm đã tăng mạnh trong năm 2021 song đây chỉ là kết quả tạm thời do các yếu tố kỹ thuật và việc hoãn bồi thường.

VDSC đánh giá, đà tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khó duy trì như năm 2021 khi chi phí sẽ gia tăng trở lại. Dù vậy, về dài hạn, sẽ có những thay đổi mang tính cấu trúc được thúc đẩy bởi luật kinh doanh bảo hiểm mới.

VDSC đánh giá, nhu cầu bảo hiểm Việt Nam hiện khá dồi dào. Với tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm thấp của thị trường Việt Nam (2,3% GDP) so với các thị trường phát triển hơn trong khu vực và thế giới (Singapore 9,5%, Thái Lan 5,3%, Indonesia 5,4%, Trung Quốc 4,5% và thế giới 7,4%), tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành này là rất lớn.

Cũng theo VDSC, lãi suất nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Môi trường lãi suất thấp kéo dài sẽ cản trở việc bán các sản phẩm có cam kết chia lãi (như bảo hiểm hỗn hợp) do các nhà bảo hiểm nhân thọ phải hạn chế sự bất cân xứng giữa lợi tức đầu tư nhận được trong tương lai và lợi nhuận cam kết với khách hàng khi ký hợp đồng.

Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ được dự báo sẽ hưởng lợi khi chính sách thay đổi. Chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ tháng 12/2021 và kéo dài trong 6 tháng. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán xe và phí bảo hiểm xe ô tô. Nghị định 97/2021/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (có hiệu lực từ tháng 12/2021) được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức rủi ro của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, gián tiếp khuyến khích nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ và giảm tỷ lệ bồi thường của sản phẩm này.

Một khía cạnh khác, ngày 31/8/2021, Bộ Kế hoach và Đâu tư đã nhấn mạnh, ngành bảo hiểm không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Điều này đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các công ty bảo hiểm qua đó thúc đẩy quá trình thoái vốn Nhà nước trong ngành.

VDSC cho rằng, đây là nguyên nhân hỗ trợ định giá các cổ phiếu bảo hiểm trong nửa cuối năm 2021 và vẫn là chất xúc tác đáng kể trong năm 2022 đối với các cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn của Chính phủ như BMIBVH.

Về dài hạn, việc cổ đông nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam về phát triển năng lực chuyên môn về bảo hiểm, nâng cao năng lực thương lượng với các nhà tái bảo hiểm và nâng cao xếp hạng tín nhiệm để mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.

Cổ phiếu bất động sản vẫn còn nóng ấm

Câu chuyện tái định giá quỹ đất, từng là lý do giúp nhóm cổ phiếu bất động sản có sóng tăng mạnh mẽ giai đoạn ...

Nới room ngoại lên 100%: Thị trường tăng cả lượng lẫn chất

Mới đây, Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tập trung thoái vốn tại ...

Cổ phiếu bảo hiểm "ăn theo" sóng thoái vốn

Năm nay, doanh thu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có mức tăng rất thấp, nhưng hầu hết cổ phiếu trên sàn chứng ...

Bảo Bảo