Có hay không nỗi lo từ 3 đại gia ngành săm lốp?

Cập nhật: 10:56 | 25/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Việc Bộ Thương mại Mỹ chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với một số sản phẩm lốp xe ô tô có xuất xứ từ Việt Nam phần nào đang gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của 3 doanh nghiệp đầu ngành săm, lốp. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thế nào thì vẫn cần số liệu từ các báo cáo.

co hay khong noi lo tu 3 dai gia nganh sam lop
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Hiện nay, trên sàn có 3 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu lốp xe là CTCP Cao su Đà Nẵng, CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam và CTCP Cao Su Sao Vàng.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, kim nhạch xuất khẩu các sản phẩm lốp xe của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây với mức tăng trưởng bình quân 17,8%/năm. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất (đạt 604 triệu USD, chiếm 50,4%).

Mới đây, việc Bộ Thương mại Mỹ ngày 23/6/2020 chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với một số sản phẩm lốp xe ô tô có xuất xứ từ việt Nam là thông tin bất lợi với ngành.

Hiện nay, trên sàn có 3 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lốp xe là CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (HOSE: CSM) và CTCP Cao Su Sao Vàng (HOSE: SRC).

Với DRC, trong năm 2019, cơ cấu doanh thu của DRC gồm 42,91% đến từ xuất khẩu, 57,09% đến từ nội địa. Trong thị trường xuất khẩu, tỷ trọng lớn nhất thuộc về châu Mỹ chiếm 59,86%, châu Á 32,38% và các thị trường khác. Với việc thị trường Brazil lớn nhất chiếm 37%, doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch tiếp tục thâm nhập vào Mỹ. Như vậy có thể thấy, tác động tới DRC sau quyết định của Bộ Thương mại Mỹ là chưa rõ ràng.

Với CSM, doanh thu năm 2019 đạt 4.387,6 tỷ đồng trong đó thị trường nội địa chiếm 54,1%, thị trường xuất khẩu chiếm 39,3% và còn lại 6,6% từ doanh thu khác. Doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Mặc dù không công bố thị phần theo từng quốc gia nhưng có thể thấy, CSM thâm nhập thị trường Mỹ sâu rộng hơn so với DRC.

Còn trường hợp của SRC, năm 2019 doanh thu nội địa của công ty chiếm 80,83%, doanh thu thị trường nước ngoài chiếm 19,17%, đạt 7,48 triệu USD.

Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu săm, lốp ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi quyết định từ phí Mỹ. Tuy nhiên, để đánh giá tác động thời điểm này còn quá sớm bởi các doanh nghiệp vẫn còn thời gian để chứng minh hoạt động kinh doanh độc lập và không nhận được trợ cấp nào.

Trên thị trường chứng khoán, trong 3 mã cổ phiếu trên, CSM đã thâm nhập thị trường Mỹ từ lâu nên dễ bị ảnh hưởng đầu tiền, sau đó tới DRC khi mới thâm nhập từ từ thị trường mới. SRC có thể sẽ chịu tác động ít nhất do cơ cấu xuất khẩu vào thị trường này không quá lớn.

Tính từ đầu tháng 6/2020, cổ phiếu SRC biến động quanh mức 15.xxx đồng với mức tăng/giảm không có quá nhiều đột biến.

Trong khi đó, dù không có quá nhiều yếu tố đột biến trên thị trường, tuy nhiên, cổ phiếu DRC và CSM đang cho thấy đà giảm nhẹ kể từ đầu tháng với mức giảm quanh ngưỡng 1.xxx đồng/cổ phiếu.

co hay khong noi lo tu 3 dai gia nganh sam lop Hơn 9,5 triệu cổ phiếu MHC rời tay CTCP Kho vận Miền Nam

KTCKVN - CTCP Kho vận Miền Nam - Sotrans (HOSE: STG) vừa báo cáo đã bán ra toàn bộ hơn 9,52 triệu cổ phiếu MHC ...

co hay khong noi lo tu 3 dai gia nganh sam lop Chứng khoán chông chênh nỗi lo đại dịch trở lại

Vào thời điểm nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) đang kỳ vọng vào những cổ phiếu có kết quả kinh doanh ...

co hay khong noi lo tu 3 dai gia nganh sam lop Chứng khoán 10h ngày 25/6: Sắc đỏ trên VN-Index được thu hẹp

KTCKVN - Lực bán cuối phiên ngày 24/6 tiếp tục tăng cao đã khiến các chỉ số giảm điểm đáng kể trong đầu phiên sáng ...

Đức Hậu