Cổ đông Việt Tiên Sơn Địa ốc (HNX) và nguy cơ "mắc kẹt" trên vùng giá đỉnh

Cập nhật: 15:30 | 27/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của AAV khá trồi sụt, tình hình tài chính cũng không mấy sáng sủa khi dòng tiền kinh doanh thường trong tình trạng âm. Những kỳ vọng "online" đã đẩy giá cổ phiếu AAV tăng mạnh song cũng chưa biết sẽ đưa cổ đông công ty đi về đâu?

2810-viet-tien-son
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, từ giữa tháng 7/2021, trên một số diễn đàn chứng khoán cũng như nhóm chat đầu tư xuất hiện lời mời gọi “vào sóng” AAV với lý do dàn lãnh đạo thượng tầng sẽ có sự thay đổi lớn, tạo kỳ vọng về sự chuyển biến trong hoạt động của doanh nghiệp.

Kể từ đó tới nay, thị giá cổ phiếu AAV bắt đầu tăng một mạch từ vùng giá 11.000 đồng/cổ phiếu lên vùng 27.000 đồng/cổ phiếu như hiện tại - tức tăng gần 2,5 lần chỉ sau 2 tháng. Cùng với đó là lượng cổ phiếu giao dịch mỗi phiên cũng tăng 5 - 6 lần so với trước, thậm chí có phiên giao dịch lên tới hàng triệu đơn vị.

2912-viet-tien-son-1
Diễn biến giá cổ phiếu AAV

Thực tế, thông tin thay đổi lãnh đạo của AAV chính thức được công bố sau phiên họp ĐHCĐ bất thường ngày 10/9/2021.

Theo đó, sau sự rút lui của 5 thành viên Hội đồng quản trị cũ bao gồm cả cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Hải là sự xuất hiện của 4 thành viên mới, gồm ông Phạm Quang Khánh, ông Lê Sỹ Cường, ông Nguyễn Thành Giang và ông Nguyễn Văn Chuyên trong đó ông Phạm Quang Khánh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay thế ông Nguyễn Thành Giang là thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Bên cạnh đó, bà Tôn Thị Liên được bầu làm thành viên Ban Kiểm soát thay thế bà Đỗ Thị Thu Hà có đơn từ nhiệm.

Cuộc đổi ngôi chóng vánh tại AAV gây chú ý trên thị trường bởi chỉ vài tháng trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 5/2021, ban lãnh đạo cũ của AAV còn cam kết quyết tâm tái cơ cấu công ty nhằm tạo đột phá trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Và để chứng minh, nhiều lãnh đạo AAV đã đăng ký mua vào cổ phiếu để gia tăng sở hữu trong đó ông Nguyễn Thanh Hải đăng ký mua 960.000 cổ phiếu, ông Nguyễn Trọng Điều đăng ký mua 500.000 cổ phiếu và ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc đăng ký mua 1,79 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, hiện tại, ông Nguyễn Trọng Điều cùng một số lãnh đạo cũ đã thoái hết vốn khỏi AAV và động thái bán ra cổ phiếu vẫn chưa dừng lại.

Cụ thể, ông Dương Văn Điệp, Phó Tổng Giám đốc vừa bán ra toàn bộ 661.250 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,8% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 16/9.

Trước đó, ông Nguyễn Trọng Điều, Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc cũng đã bán ra toàn bộ 575.000 cổ phiếu AAV để giảm sở hữu từ 1,57% về 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện trong ngày 14/9/2021.

Ngoài ra, ông Nguyễn Minh Xô, Chủ tịch HĐQT CTCP Việt Tâm Doanh, công ty con của CTCP Việt Tiên Sơn Địa ốc cũng đăng ký bán ra toàn bộ 297.562 cổ phiếu AAV để giảm sở hữu từ 0,81% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/9 đến 6/10.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2021, AAV ghi nhận doanh thu đạt 152,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 14 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 69,3% và 274,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,6% lên 11,5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 103,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,95 tỷ đồng lên 17,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 3,3 tỷ đồng xuống âm 0,49 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, lợi nhuận tăng trong quý II/2021 chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, AAV ghi nhận doanh thu đạt 249,9 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 19,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 37,3% và 140,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Được biết, trong năm 2021, AAV đặt kế hoạch tổng doanh thu là 560 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 30 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành được 65% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tại đại hội vừa qua, các cổ đông cũng đã thông qua Tờ trình về việc điều chỉnh phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ và trình cổ đông danh sách đối tượng chào bán. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến sử dụng 150 tỷ đồng để đầu tư dự án Khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo, TP. Chí Linh, Hải Dương. 65 tỷ đồng sẽ dùng để mua lại cổ phần CTCP Việt Tiên Sơn, chiếm tỷ lệ chi phối khoảng 95% vốn điều lệ (Việt Tiên Sơn và Việt Tiên Sơn Địa ốc đều thuộc Tập đoàn Việt Tiên Sơn).

140 tỷ đồng để đầu tư vốn mua lại các quỹ đất tiềm năng nhằm phát triển các dự án bất động sản trong tương lai; 11 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động. So với kế hoạch trước đó, mục đích sử dụng vốn được điều chỉnh để phân bổ tiền cho việc mua lại quỹ đất. So với kế hoạch trước đó, mục đích sử dụng vốn được điều chỉnh để phân bổ tiền cho việc mua lại quỹ đất.

ĐHCĐ bất thường Việt Tiên Sơn Địa ốc (AAV): Bầu HĐQT mới, đặt mục tiêu hoàn tất cấu trúc hệ sinh thái toàn diện BĐS đất nền, BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn - Ảnh 2.

Phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ

Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua việc thoái toàn bộ gần 32 tỷ đồng vốn góp (tỷ lệ 88,83%) tại công ty con CTCP Đông nam Dược Nguyễn Thiệu nhằm tái cơ cấu hoạt động đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đơn vị thành viên này chuyên sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu và hoạt động y tế khác. Sau khi thoái vốn tại Đông nam Dược Nguyễn Thiệu, Việt Tiên Sơn Địa ốc còn sở hữu hai đơn vị khác là CTCP Việt Tâm Doanh (tỷ lệ sở hữu 80%) chuyên kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp và CTCP Hồng Hưng (tỷ lệ sở hữu 94,83%) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Cả loạt dự án chậm tiến độ

Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của AAV khá trồi sụt, tình hình tài chính cũng không mấy sáng sủa khi dòng tiền kinh doanh thường trong tình trạng âm.

Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn quá lớn, đặc biệt, trong cơ cấu tài sản từ năm 2018 trở lại đây, các khoản phải thu ngắn hạn thường xuyên chiếm từ 75 - 85% tài sản ngắn hạn, tập trung ở các khoản tạm ứng, cho vay cá nhân, tổ chức, góp vốn và trả trước cho người bán trong đó nhiều khoản tạm ứng giá trị vài chục tỷ đồng nhưng đều chưa được thuyết minh rõ ràng.

Trong hoạt động đầu tư, nhiều dự án bất động sản nhà ở và thương mại tại TP. Hải Dương và vùng đô thị Chí Linh như dự án phía Đông đường Yết Kiêu, phía Đông đường Trần Hưng Đạo, Côn Sơn Resort, chung cư phường Việt Hoà, công viên nghĩa trang Hoa Lạc Viên, tòa nhà cho thuê tại TP. Hải Dương… đều trong tình trạng dở dang.

Đơn cử, dự án phía Đông đường Yết Kiêu, phía Đông đường Trần Hưng Đạo được giao đất cả chục năm trước nhưng tới nay vẫn chưa xây dựng xong. Tới cuối tháng 6/2021, chi phí sản xuất - kinh doanh tồn đọng riêng tại 3 dự án phía Đông đường Yết Kiêu, phía Đông đường Trần Hưng Đạo và Côn Sơn Resort là hơn 152,5 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại dự án phía Đông đường Yết Kiêu với gần 123 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, ban lãnh đạo cũ AAV đã đề ra các giải pháp tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ các dự án bất động sản đang sở hữu, từ việc giải phóng mặt bằng tới kế hoạch bơm vốn cho các dự án, nhưng kế hoạch vẽ ra chưa ráo mực thì họ đã bất ngờ từ nhiệm.

Cổ đông lớn thoái hết vốn tại DIC Đồng Tiến, cổ phiếu DID giảm mạnh 5 phiên

Chốt phiên ngày 27/9/2021, cổ phiếu DID giảm sàn về mức 9.700 đồng với khớp lệnh gần 330.000 đơn vị. Đây cũng là phiên giảm ...

Sacombank rao bán khoản nợ nghìn tỷ được đảm bảo bằng gần 41 triệu cổ phiếu BVB

Vào ngày 7/10 tới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) sẽ đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH ...

VPBank định ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tỷ lệ 62,15%

Được biết, sau khi tăng vốn, VPBank còn có kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông nước ngoài và nếu kế hoạch ...

Đức Hậu T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm