Chứng khoán tháng 6: Thận trọng nhưng kỳ vọng

Cập nhật: 08:36 | 14/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Quan điểm thị trường có nhịp hồi phục hơn là một nhịp tăng mạnh khiến thanh khoản yếu và chưa có nhóm ngành dẫn dắt.

Kịch bản thị trường và cơ cấu danh mục

Theo phân tích kỹ thuật, trên đồ thị tuần, VN-Index hình thành nến Doji thân ngắn sau 2 cây nến rút chân liền trước. Chỉ số chững lại khi tái kiểm tra đường EMA 5 tuần (quanh mốc 1.290 điểm). Thanh khoản bị thu hẹp.

3502-chung-khoan
Thị trường chứng khoán tháng 6/2022 bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài

Trên đồ thị ngày, VN-Index hình thành kênh giá trên 1.300 điểm đi cùng với khối lượng giao dịch được cải thiện, dù phiên cuối tuần qua giảm xuống dưới ngưỡng này. Chỉ số chinh phục cận trên của kênh giá kỳ vọng sẽ sớm mở rộng đà hồi phục với vùng mục tiêu gần là 1.328 điểm.

Theo đó, nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ danh mục, nhưng sử dụng lệnh dừng lỗ (stop loss) để quản trị rủi ro. Việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu sẽ được cân nhắc thực hiện khi thị trường điều chỉnh và tìm được điểm cân bằng rồi hồi phục từ vùng hỗ trợ (ví dụ 1.250 điểm).

Trên thực tế, cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan vẫn tăng giá, thậm chí vượt qua đỉnh cũ.

Hiện tại, nhiều nhà đầu tư bắt đầu phân loại cổ phiếu thành 3 nhóm để đưa ra quyết định giao dịch. Nhóm 1, cổ phiếu có giá giảm hơn 50% từ đỉnh thiếu câu chuyện cơ bản sẽ được bán ra ở nhịp hồi. Nhóm 2, cổ phiếu có giá giảm 25 - 50% sẽ giữ lại nếu không còn dư nợ giao dịch ký quỹ (margin). Nhóm 3, cổ phiếu có giá giảm dưới 25% sẽ được theo dõi thêm và giải ngân khi doanh nghiệp nói riêng, thị trường nói chung có tín hiệu tốt.

Trên thực tế, cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan vẫn tăng giá, thậm chí vượt đỉnh cũ, tập trung vào nhóm thủy sản, cảng biển, năng lượng. Dòng tiền cũng có xu hướng lan tỏa ra các nhóm ngành khác như dầu khí, hóa chất, bán lẻ…

Một số yếu tố đáng lưu ý

Thị trường chứng khoán tháng 6/2022 nhìn chung chưa có động lực để đi lên mạnh mẽ, trong bối cảnh bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, chính sách “không Covid” của Trung Quốc... Mặc dù vậy, đợt sụt giảm trước đó của thị trường đã phần nào thể hiện những thách thức này.

Trong nước, thị trường bất động sản (chiếm tỷ trọng lớn trên sàn chứng khoán) dự kiến sẽ có những khó khăn nhất định trong thời gian tới, do mặt bằng giá được đánh giá ở mức cao, trong khi lãi suất đảo chiều.

Tuy thận trọng hơn về triển vọng của thị trường trước các thách thức hiện tại, nhưng nhà đầu tư vẫn có các yếu tố để kỳ vọng. Nửa cuối năm 2022, những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 dự kiến sẽ có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, nhất là khi được hưởng lợi từ đầu tư công và gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm.

Theo khảo sát của SGI Capital, nhiều nhà đầu tư lo ngại nguy cơ lạm phát trên thế giới tiếp tục tăng, khiến Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác thắt chặt tiền tệ quá mức, có thể đẩy kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu vào suy thoái.

Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, giá năng lượng, lương thực và chi phí dịch vụ duy trì đà tăng gây sức ép lên kỳ vọng lạm phát. Tuy vậy, một số thành phần trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng như giá xe, giá thuê nhà và một số hàng hóa cơ bản có dấu hiệu “hạ nhiệt”, chi phí logistics bắt đầu ổn định khi tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng dần được khắc phục.

Một số định chế quốc tế lớn dự báo, lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao (8,3%), có khả năng sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022, xuống quanh 5%, chủ yếu do hiệu ứng so sánh nền giá cao và sự giảm tốc của nhu cầu.

Ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc, các cảng biển tại Thượng Hải đã quay trở lại hoạt động ở mức 95% công suất thông thường. Các chỉ số dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu sản xuất, đầu tư bắt đầu có tín hiệu phục hồi.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi vững chắc. Điểm trừ chính là giải ngân đầu tư công chậm và hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng chưa được Ngân hàng Nhà nước giao thêm, tạo nên áp lực thiếu vốn cho nền kinh tế và làm chậm lại vòng quay của tiền trên thị trường tài sản.

SGI Capital nhận định, nếu lạm phát tại Mỹ giảm dần, Fed có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất vào cuối năm 2022 và chấm dứt hoàn toàn vào giữa năm 2023. Thị trường chứng khoán luôn đi trước các diễn biến kinh tế và có thể đang phản ánh những lo lắng về lạm phát và rủi ro thắt chặt tiền tệ ở mức độ cao nhất. Khi những tín hiệu của rủi ro lạm phát giảm bớt, dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường.

Nhìn vào thị trường trong nước, SGI Capital tiếp tục lạc quan về hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cùng với đà phục hồi kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nền so sánh thấp trong giai đoạn ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong quý II và III/2021.

Cổ phiếu ngân hàng 'chìm trong biển lửa', khối ngoại cùng tự doanh đua nhau rút ròng

Thị trường chứng khoán đầu tuần (13/6/2022) đóng cửa với chỉ số VN-Index giảm 57 điểm về mốc 1.227, tương đương mức giảm 4,44%. Đây ...

Chiến lược tháng 6, có nên tham lam?

Trong tháng 6, những động lực mới cho thị trường tăng trưởng là khó, có một số ít nhóm ngành có mức tăng giá tốt.

Cổ phiếu chứng khoán có còn cơ hội?

Sau một giai đoạn tăng trưởng như vũ bão của thị trường chứng khoán trong năm 2020 - 2021, nhà đầu tư được chứng kiến ...

Trần Vũ Cường/ĐTCK