Chứng khoán SHS: Thanh khoản khớp lệnh suy giảm, diễn biến giằng co giữa bên mua và bên bán

Cập nhật: 05:31 | 23/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Việc thanh khoản suy giảm nhưng VN-Index vẫn nằm trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.350 điểm (MA20) thì xu hướng hiện tại được đánh giá ở mức trung tính. Do đó, trong phiên giao dịch hôm nay 23/6, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch giằng co ở vùng giá hiện tại.

Thị trường chứng khoán ngày 23/6/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

Nhận định chứng khoán ngày 23/6/2021: Xu hướng thị trường phái sinh

Thị trường tăng trở lại trong phiên 22/6 với thanh khoản tiếp tục suy giảm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,34 điểm (+0,53%) lên 1.379,97 điểm; HNX-Index tăng 0,85 điểm (+0,27%) lên 317,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (0,43%) lên 90,1 điểm.

Khối lượng khớp lệnh trên hai sàn suy giảm so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên với 833 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị khớp lệnh đạt 22.823 tỷ đồng. Độ rộng thị trường là trung tính với 315 mã tăng, 123 mã tham chiếu, 327 mã giảm.

1115-chung-khoan-shs
Hình minh họa

Thị trường tăng điểm trong toàn bộ thời gian phiên hôm nay nhưng áp lực bán gia tăng trong phiên chiều đã thu hẹp mức tăng của các chỉ số.

Nhóm ngân hàng nhìn chung có phiên giao dịch khá tốt với hàng loạt mã tăng giá như ACB (+2,6%), CTG (+3,2%), MBB (+3,3%), SHB (+1,1%), STB (+1,2%), VCB (+0,9%), VIB (+0,4%), LPB (+2,1%), TCB (+2,6%)…

Nhóm chứng khoán dù không còn quá bùng nổ nhưng một số cổ phiếu như AGR (+0,4%), CTS (+0,5%), HCM (+1,6%), MBS (+0,3%), SHS (+1%), SSI (+1%), VND (+0,2%)… vẫn tăng giá trong phiên hôm nay.

Nhóm dầu khí là tâm điểm khi thu hút dòng tiền trong phiên hôm nay với nhiều mã tăng mạnh như GAS (+2%), PVS (+0,3%), PVD (+2,6%), PVB (+4,2%), PXS (+3,4%)…

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, thép nhìn chung giao dịch khá giằng co với sắc đỏ chiếm ưu thế.

Trong khi đó, khối ngoại mua vào 36,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1.978 tỷ đồng, trong khi bán ra 56 triệu cổ phiếu, trị giá 2.412 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 19,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng trên 435 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại gần 102 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu xét về khối lượng thì dòng vốn này bán ròng 4,7 triệu cổ phiếu. HPG đứng đầu danh sách mua ròng sàn HoSE với giá trị 122 tỷ đồng. FUEVFVND cũng được mua ròng 94 tỷ đồng. VCB và HDB được khối ngoại mua ròng lần lượt 72 tỷ đồng và 45 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VPB bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 95 tỷ đồng. BCG và VRE bị bán ròng lần lượt 75 tỷ đồng và 45 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng đột biến 546 tỷ đồng, gấp 16 lần giá trị bán ròng của phiên trước, tương ứng khối lượng 15 triệu cổ phiếu. Việc khối ngoại sàn HNX bán ròng đột biến như trên là do giao dịch thỏa thuận của PVI. Cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng lên đến gần 504 tỷ đồng và chủ yếu thông qua thỏa thuận. Trước đó, HDI Global SE đã đăng ký bán hơn 13,8 triệu cổ phiếu PVI. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 10/6 đến 9/7. Ông Jens Holger Wohlthat hiện cũng là cán bộ, nhân viên của HDI Global SE. Lượng cổ phiếu PVI thỏa thuận trong phiên 22/6 đúng bằng số cổ phiếu mà HDI Global SE đăng ký bán. Chiều ngược lại, CPC đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX nhưng giá trị chỉ vỏn vẹn 274 triệu đồng.

Tại thị trường UpCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 10 tỷ đồng (giảm so với mức 19 tỷ đồng của phiên trước). Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã VTP với giá trị 10,3 tỷ đồng. QNS đứng sau và được mua ròng 3,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VEA bị bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 7,4 tỷ đồng. PGV cũng bị bán ròng gần 1,5 tỷ đồng.

Theo công ty chứng khoán SHS, VN-Index tăng trở lại trong phiên 22/6 với thanh khoản khớp lệnh suy giảm so với phiên trước đó và thấp hơn cả mức trung bình 20 phiên cho thấy lực cầu mua lên trong phiên hôm nay là không thực sự tốt. Hai phiên liên tiếp chỉ số đóng cửa với cây nến đỏ mẫu hình con xoay (spinning top) cho thấy diễn biến giằng co giữa bên mua và bên bán tại vùng giá hiện tại.

Trên góc độ sóng elliot, dư địa của sóng tăng 5 là vẫn còn với kháng cự quanh ngưỡng 1.400 điểm. Với việc thanh khoản suy giảm nhưng VN-Index vẫn nằm trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.350 điểm (MA20) thì xu hướng hiện tại được đánh giá ở mức trung tính. Do đó, trong phiên giao dịch tiếp theo 23/6, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch giằng co tại vùng giá hiện tại.

Nhà đầu tư đã chốt lời danh mục cổ phiếu trong tuần trước nên hạn chế mua đuổi ở vùng giá hiện tại và chờ đợi những nhịp điều chỉnh sâu hơn để tham gia trở lại. Những nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn cũng nên hạn chế mua thêm mà nên tận dụng những nhịp tăng điểm trong tuần này để chốt lời dần các cổ phiếu đã đạt kỳ vọng.

Thị trường chứng khoán ngày 23/6/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

PVI bị bán ròng đột biến thông qua thỏa thuận; Sacombank sẽ bán hơn 81 triệu cổ phiếu quỹ trong tháng 7; Cổ phiếu của ...

Nhận định chứng khoán ngày 23/6/2021: Xu hướng ngắn hạn đang ở mức trung tính

Thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại bất chấp áp lực bán diễn ra trong phiên chiều. Thanh khoản được giữ ở mức cao ...

Phiên giao dịch ngày 23/6/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 23/6/2021, ...

Tuệ An