Chứng khoán Rồng Việt: Tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ dưới 3%

Cập nhật: 10:38 | 06/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 10/2020 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nêu ra những quan điểm khá thận trọng về diễn biến thị trường chứng khoán thời gian tới cũng như dự báo tăng trưởng GDP năm 2020...

Tăng trưởng kinh tế 2019: Lạc quan nhưng vẫn lo ngại chất lượng

VN-Index sẽ quay đầu tại ngưỡng cản 920 điểm

Theo VDSC, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong các tháng 8 - 9 và tốt hơn so với các thị trường khác như Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Theo quan điểm của VDSC, diễn biến này đã phản ánh phần nào thông tin tích cực về tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam so với các nước khác.

Một yếu tố đáng chú ý khác làm tăng khả năng điều chỉnh của VN-Index là việc công bố kết quả kinh doanh quý III của tất cả các cổ phiếu niêm yết trong tháng 10. VDSC lo ngại hiệu ứng “tin ra là bán” sẽ tạo áp lực cho VN-Index khi một số cổ phiếu trong VN30 tăng mạnh trong tháng 8 và tháng 9 trước những tin đồn về kết quả kinh doanh khả quan trong quý III, phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, đặc biệt là ở các cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index như ngân hàng.

Theo đánh giá, kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng quý III sẽ không tiêu cực như dự đoán, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân bao gồm VPBank, HDBank, TPBank, Techcombank khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nới hạn mức tín dụng lên 20%.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác động đáng kể do một số ngân hàng đã giảm lãi suất trước đó khi có thông tin này. Chỉ số hoán đổi rủi ro tín dụng 5 năm (Vietnam Credit Swap CDS 5Y) có xu hướng đi lên trong thời gian gần đây cho thấy khả năng VN-Index điều chỉnh là khá cao khi 2 số liệu này thường có diễn biến trái ngược nhau trong quá khứ.

Ngoài ra, phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố quan tâm khi họ tiếp tục bán ròng mạnh qua giao dịch khớp lệnh trong 4 tuần liên tiếp của tháng 9. Về mặt định giá, PE của VN-Index không quá hấp dẫn để thu hút dòng tiền (15,1 lần tại thời điểm 30/9) khi cao hơn cả trước lúc xảy ra đại dịch COVID-19 tại Việt Nam (14,5 – 15 lần trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2)

Hiện tại, VDSC đang xem xét kỹ lưỡng về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. S&P 500 đã tăng 5% trong một tháng sau khi Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Khi đó, các nhà đầu tư đặt cược vào việc cắt giảm thuế quan và tăng tốc chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng khi Trump đắc cử. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác nếu Biden chiến thắng và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam là khó lường.

Tóm lại, VDSC cho rằng thị trường có thể đi ngang trong bối cảnh khối ngoại liên tục bán ròng và hiệu ứng “tin ra là bán” khi các doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý III trong tháng 10. Mặt khác, các diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán thế giới đến từ kết quả bầu cử tổng thống, gói kích thích kinh tế mới ở Mỹ và COVID-19 chưa cho thấy tín hiệu lạc quan nào cho VN-Index. Do đó, VN-Index có thể dao động trong khoảng từ 865 đến 920 điểm.

Tăng trưởng GDP năm 2020 dưới 3%

Cũng theo VDSC, nền kinh tế Việt Nam trong quý III/2020 ghi nhận mức phục hồi khiêm tốn, đạt 2,6% trong quý II/2020.

Các ngành nông nghiệp, bán lẻ, xây dựng tiếp tục cải thiện.

Khu vực sản xuất - động lực chính của nền kinh tế - đóng góp gần một nửa mức tăng GDP trong 9 tháng năm 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực này cho thấy sự phục hồi chậm với mức tăng trưởng 3,9% trong quý III/2020.

Ngành vận tải sụt giảm 1,2% so với cùng kỳ trong quý III/2020 song vẫn cải thiện so với mức giảm 9,9% trong quý II/2020. Trong khi đó, ngành lưu trú và ăn uống, liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch cũng cho thấy mức giảm thấp hơn trong quý III/2020 (9,8% so với cùng kỳ so với mức giảm 29,3% trong quý II/2020).

VDSC quan sát thấy sự phân hóa trong sự phục hồi của các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp như:

+ Nhóm ngành thực phẩm, hóa chất, dược phẩm, cao su/nhựa, máy móc thiết bị và đồ nội thất phục hồi mạnh.

+ VDSC nhận thấy sự phục hồi khiêm tốn ở một số ngành như giấy, điện tử, thiết bị điện tử và điện/gas.

+ Sự phục hồi của các ngành còn lại bao gồm dệt may, kim loại cơ bản, xe cơ giới ở mức khiêm tốn.

Mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi yếu trong quý III/2020, VDSC kỳ vọng sự phục hồi tích cực hơn trong quý 4/2020 nhờ nhu cầu trong nước và toàn cầu được cải thiện.

Chỉ báo về hoạt động sản xuất - PMI - cũng tăng trở lại trong khu vực vào tháng 9 năm 2020, tăng 52,2 từ 45,7 vào tháng 8 năm 2020. Tốc độ đầu tư công tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng GDP trong quý IV/2020.

Ngoài ra, VDSC kỳ vọng rằng việc mở cửa nền kinh tế với các quốc gia khác sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi của ngành dịch vụ.

Với các phân tích trên, VDSC dự báo tăng trưởng GDP quý IV/2020 của Việt Nam sẽ ở mức 4% so với cùng kỳ và dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính ở mức tăng 2,7% trong năm 2020.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2020 từ 2,5 - 3%

Kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào sáng ngày 2/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến ...

Gói hỗ trợ lần 2 cần thực chất

Sau nửa năm thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do Covid-19, nhiều mục ...

Ngành bán lẻ và "nghịch cảnh" thời COVID-19

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2020 vẫn tăng trong khoảng thời gian dịch COVID-19 diễn ra song thị trường ...

Văn Thắng