Chứng khoán phiên sáng 23/3: Nhóm phân bón và bán lẻ bứt phá, VN-Index bật tăng gần 10 điểm

Cập nhật: 11:43 | 23/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường mở cửa phiên sáng 23/3/2022 với diễn biến tương đối giằng co; VN-Index và HNX-Index tăng điểm ngay sau khi mở cửa nhưng sau đó nhanh chóng đảo chiều trở lại.

Sau ít phút mở cửa, các mã như MSN, PDR, VHM, BCM, VJC, SAB,... đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lớn lên VN-Index và các chỉ số. MSN giảm 1,8%, PDR giảm 1%, VHM giảm 0,9%,...

Ở chiều ngược lại, một số mã ngân hàng như TPB, CTG, SHB, TCB,... tăng giá và góp phần nâng đỡ thị trường chung. Bên cạnh đó, các mã lớn như HPG, GVR, PNJ,... cũng có được mức tăng giá tương đối tốt.

4204-phien-sang

Tại thời điểm 9h30, VN-Index giảm 0,07 điểm xuống 1.503,71 điểm; tổng khối lượng giao dịch đạt 106 triệu cổ phiếu, trị giá 3.115 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,03 điểm (0,01%) lên 461,38 điểm; tổng khối lượng giao dịch đạt 16 triệu cổ phiếu, trị giá 463 tỷ đồng. UpCOM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%) xuống 116,77 điểm.

Trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động có phần tích cực trong phiên 22/3. Tuy nhiên, dòng tiền có sự luẩn chuyển nhanh khi chuyển từ nhóm bất động sản sang nhóm thép.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 31.572 tỷ đồng - tăng 21,6%. Khối ngoại mua ròng khoảng 540 tỷ đồng ở phiên này.

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với áp lực chốt lời hiện tại, có khả năng thị trường sẽ tạm lùi bước để tìm điểm cân bằng.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) dự báo, VN-Index có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh và kiểm định vùng hỗ trợ 1.495 – 1.500 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp.

Trở lại với diễn biến thị trường, xu hướng hồi phục mạnh mẽ của nhóm vốn hóa lớn đã mở đường cho VN-Index bứt tốc và lấy lại mốc 1.510 điểm.

Hiện tại, hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm phân bón và bán lẻ đua nhau bứt phá. Tại nhóm bán lẻ, DGW và PET đều được kéo lên mức giá trần. FRT tăng 4,7%, PSD tăng 4,6%... Ở nhóm phân bón, DPM tăng 3,5%, BFC tăng 3,1%, DCM tăng 2,1%...

Sau nhịp nhúng đỏ đầu phiên, sắc xanh trở lại với các ngành bất động sản, dầu khí, chứng khoán cũng góp phần củng cố thêm cho đà tăng của VN-Index.

Đáng chú ý, cuộc tranh chấp quyền lực này khiến cổ phiếu HQC trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường trong 2 phiên gần đây. Sau phiên giảm gần 2% hôm qua với thanh khoản tới 35,5 triệu đơn vị, HQC đã tăng vọt lên mức trần 9.700 đồng sáng nay với thanh khoản 16,7 triệu đơn vị, vượt trội so với phần còn lại của sàn HOSE, trong khi vẫn còn dư mua trần tới 7,7 triệu đơn vị và tiếp tục tăng lên.

Ngoài HQC, một số cổ phiếu thị trường khác cũng tăng nóng sáng nay là QCG lên trần 15.300 đồng, NVT tiếp tục trần lên 25.150 đồng, SII sau thông tin CII thoái vốn cũng leo lên mức trần 14.350 đồng. Tuy nhiên, các mã này đều có thanh khoản thấp, dù đều đang dư mua trần.

Trong khi đó, CII và NBB sau phiên dìu nhau lên trần hôm qua đã hạ nhiệt, CII chỉ còn tăng khiêm tốn dưới 1%, trong khi NBB đảo chiều giảm giá.

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 8,77 điểm (0,58%) lên 1.512,55 điểm, VN30-Index tăng 5,24 điểm (0,35%) lên 1.518,64 điểm.

Gần về cuối phiên, dòng tiền hoạt động tích cực hơn, kéo theo nhiều mã tăng trở lại hoặc nới rộng đà tăng, trong đó có nhiều mã lớn, đặc biệt là sự đảo chiều của MSN, hay VRE, MWG, SAB, giúp VN-Index bứt lên, vượt qua ngưỡng cản 1.510 điểm.

Đặc biệt, MSN từ mức giảm 2,3% đã đảo chiều ngoạn mục khi đóng cửa phiên sáng tăng 3% lên 153.000 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị và là mã đóng góp lớn nhất cho VN-Index với 1,34 điểm. VCB giằng co trên tham chiếu, nhưng cuối phiên đã nhích lên và đóng cửa ở mức cao nhất phiên 85.600 đồng, tăng 0,8% và là mã đóng góp lớn thứ 2 cho VN-Index sau MSN với 0,83 điểm. SAB cũng đảo chiều tăng trở lại 3,1% lên 158.700 đồng, đóng góp thứ 3 cho chỉ số chung.

Tại nhóm ngân hàng, chỉ còn duy nhất OCB có sắc đỏ nhạt khi giảm 0,2% xuống 26.350 đồng, các mã tham chiếu có MBB, SSB, TPB và MSB. Trong các mã tăng, mức tăng cũng rất khiêm tốn, mã tăng mạnh nhất là EIB cũng chỉ gần 1% lên 36.600 đồng, đứng sau đó là VCB.

Các nhóm khác cũng có sự phân hóa, trong đó nhóm thép TLH là mã tăng mạnh nhất 1,5% lên 20.800 đồng dù vừa báo cáo kết quả kinh doanh tháng 2 sụt giảm mạnh. Mã đầu ngày HPG cũng có sắc xanh nhạt 0,6% lên 47.200 đồng và vẫn chưa thể tìm đường trở lại “mái nhà xưa 5x”.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ lại có sức hút lớn. HQC neo cứng ở mức trần 9.700 đồng, với lượng khớp tăng lên 18,4 triệu đơn vị, còn lượng dư mua trần cũng tăng lên gần 8,2 triệu đơn vị so với mức 7,7 triệu đơn vị nửa đầu phiên.

Ngoài HQC, nhóm bất động sản có thêm NVT, QCG cũng neo ở mức trần từ đầu phiên, nhưng thanh khoản thấp do không có lực bán. Ngoài ra, VPH và UDC cũng bứt lên gia nhập nhóm màu tím khi đóng cửa ở mức trần 17.300 đồng và 14.350 đồng.

Ngoài ra, các mã khác tăng mạnh có ITA, CTD, CCI với mức tăng từ hơn 4% đến hơn 5%; DIG, NLG tăng trên dưới 2%; LDG, KDH, FIR và HBC tăng trên dưới 1,5%. Trong đó, ITA là mã có thanh khoản tốt nhất, vượt qua cả HQC với 22,15 triệu đơn vị.

Trong các mã thị trường khác, FLC và HAG cũng có mức tăng nhẹ, thanh khoản 13,67 triệu đơn vị và 11,44 triệu đơn vị. GEX và POW có mức tăng tốt 3,4% và 3% lên 40.600 đồng, 17.000 đồng, khớp 17,39 triệu đơn vị và 16,74 triệu đơn vị. TCH và BCG cũng có mức tăng nhẹ 0,2% lên 21.150 đồng, khớp 3,27 triệu đơn vị và 0,8% lên 26.750 đồng, khớp 3,18 triệu đơn vị.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 9,50 điểm (+0,63%), lên 1.5013,28 điểm với 265 mã tăng (trong đó có 17 mã tăng trần), trong khi số mã giảm chỉ là 153 mã (chỉ duy nhất DQC giảm sàn và còn dư mua sàn lớn so với lượng khớp). Tổng khối lượng giao dịch đạt 473,2 triệu đơn vị, giá trị 14.840,3 tỷ đồng, giảm 16,6% về khối lượng và 11,6% về giá trị so với phiên giao dịch sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,9 triệu đơn vị, giá trị 766,2 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, sau ít phút đầu phiên giằng co nhẹ, HNX-Index bứt lên vượt ra ngoài dải trên bolliger, sau đó bị đẩy lại khá mạnh cuối phiên, nhưng may mắn vẫn giữ được sắc xanh khi bước vào giờ nghỉ trưa. Tạm dừng phiên sáng, HNX-Index tăng 1,66 điểm (+0,33%), lên 463,01 điểm với 108 mã tăng và 107 mã giảm, khá cân bằng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 75,5 triệu đơn vị, giá trị 2.330 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,2 triệu đơn vị, giá trị 228,6 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, diễn biến lại đi ngược 2 sàn niêm yết khi lúc đầu phiên cũng giằng co nhẹ, nhưng sau đó khi 2 chỉ số chính bứt lên thì UPCoM lại lao xuống. Tạm dừng phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,43 điểm (-0,37%), xuống 116,37 điểm với 146 mã tăng (17 mã trần), trong khi cũng có 156 mã giảm (8 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,9 triệu đơn vị, giá trị 850 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,4 triệu đơn vị, giá trị 75 tỷ đồng.

Cổ phiếu LDP của Dược Lâm Đồng được đưa ra khỏi diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo cổ phiếu LDP của CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar - Sàn HNX) được đưa ...

VinaCafe Biên Hoà trình phương án chia cổ tức tỷ lệ 250%, cổ phiếu VCF bất ngờ "lao sàn"

Công ty cổ phần VinaCafé Biên Hòa (HOSE – Mã: VCF) mới công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ năm 2022 được tổ chức vào ngày ...

Chứng khoán Mỹ trở lại sắc xanh, riêng cổ phiếu dầu khí ngược chiều

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 22/3 bật tăng mạnh mẽ, xóa đi toàn bộ mức giảm của phiên trước đó. Cổ phiếu ngân hàng, ...

Tuệ An