[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 10/11/2021: Vàng SJC tiếp đà tăng 50.000 - 100.000 đồng/lượng

Cập nhật: 08:51 | 10/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng trong nước ngày 10/11 tiếp đà tăng tại nhiều hệ thống cửa hàng. Trên thị trường thế giới, giá vàng biến động nhẹ nhưng vẫn neo quanh đỉnh hai tháng.

Giá vàng hôm nay 10/11/2021: Bitcoin lên đỉnh lịch sử, vàng xác lập giá trị mới

Dự báo giá vàng ngày 10/11/2021: Tiếp đà tăng nhờ đồng USD yếu?

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 9/11/2021: Vàng trong nước vượt mốc 59 triệu đồng/lượng

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán. Vàng SJC tại doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ, giá mua tăng 50.000 đồng/lượng và giá bán tăng 100.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm khảo sát, giá vàng tại Tập đoàn Doji đi ngang (mua vào) và tăng 50.000 đồng/lượng (bán ra). Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 58,70 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 59,42 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt đứng yên cho cả hai chiều giao dịch.

5036-capnhatgiavang1011
Ảnh minh họa

Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/11, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,02% xuống 1.831,6 USD/ounce vào lúc 6h38 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 12 ổn định ở 1.833,95 USD.

Giá vàng giảm từ đỉnh hai tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (9/10) vì đồng USD phục hồi nhẹ, trong khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối tuần.

Ông Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures, nhận định các nhà đầu tư đang thận trọng ở mức 1.830 - 1.835 USD/ounce vì nó đã không thể bứt phá ngưỡng đó trong đợt tăng tháng 7 và tháng 8.

Trong ngắn hạn, thị trường sẽ theo sát dữ liệu kinh tế để tìm kiếm phản hồi của Ngân hàng Trung ương Mỹ trong vấn đề chính sách tiền tệ.

Nếu chỉ số giá tiêu dùng cao hơn kỳ vọng thì thị trường chắc chắn sẽ hướng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm tăng lãi suất, nhà phân tích Peter Fertig của Quantitative Commodity Research cho hay. Nhưng Fed không tuân theo một quy tắc nào, ông nói thêm.

Đà giảm được kim hãm nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 1,4427%.

Theo các nhà phân tích của TD Securities, giá vàng đang trên đà của sự bứt phá. Một đợt tăng vượt mốc 1.825 USD/ounce có thể kích hoạt một mô hình kỹ thuật, điều có thể đưa vàng trở lại mốc 2.000 USD.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 24,11 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim giảm 0,9% xuống 1.046,48 USD, giá palladium giảm 2% xuống 2.028,71 USD, theo Reuters.

Yếu tố củng cố vững chắc đà tăng của giá vàng

Sự suy yếu của đồng USD là một yếu tố góp phần nhất định vào sự tăng giá của giá vàng những ngày này, tuy nhiên, những lo ngại về lạm phát và việc các ngân hàng trung ương toàn cầu vẫn đang duy trì một chính sách tiền tệ cực kỳ phù hợp là động lực phía sau các biến động gần đây của vàng. USD đã giảm tổng cộng 0,287 điểm, tương đương 0,30%, với USDX hiện được cố định ở mức 94,035.

Lần cuối cùng giá vàng giao dịch ở các mức này là ngày 3/9, khi vàng đạt mức cao nhất là 1.837 USD và đóng cửa ở mức 1.833 USD. Kể từ đó, giá vàng đi xuống, chạm mức thấp nhất là 1.720 USD vào ngày 29 và 30/9 trước khi phục hồi. Tuy nhiên, trong tháng 10, vàng đã cố gắng kiểm tra nhưng không thành công trong việc duy trì mức giá trên mức kháng cự mạnh - 1.800 USD.

Tất cả đã thay đổi vào ngày 4/11, khi thị trường có phản ứng trước các tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh. Cả ba ngân hàng trung ương lớn đều ủng hộ lập trường tăng lãi suất nhằm hạn chế áp lực lạm phát đang gia tăng. Nhưng dù áp lực lạm phát đã tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung các ngân hàng trung ương đều chỉ ra rằng, lãi suất sẽ vẫn ở mức hiện tại, ít nhất là trong thời gian tới.

Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo, dù Fed sẽ bắt đầu giảm mua tài sản hàng tháng ngay trong tháng này, bảng cân đối tài sản trị giá 8,6 nghìn tỷ USD của họ sẽ vẫn cung cấp thanh khoản cần thiết và lãi suất thấp để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế. Trong khi thảo luận và đưa ra kế hoạch giảm lượng mua tài sản hàng tháng, họ cũng không đưa ra tuyên bố nào liên quan đến việc thanh lý bất kỳ khoản tài chính nắm giữ khổng lồ nào.

Nếu chúng ta nhớ lại, khi Fed lần đầu tiên sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng vào năm 2009, họ đã tích lũy tài sản tổng cộng 4,5 nghìn tỷ USD. Khi bắt đầu nới lỏng và kết thúc chương trình nới lỏng định lượng, họ cũng bắt đầu thanh lý số dư tài sản trị giá 4,5 nghìn tỷ USD đó. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thanh lý 800 tỷ USD trong số đó, trước khi cho rằng, việc thanh lý thêm sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ, vốn vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2009.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm