Cảnh giác với các chiêu trò lừa gạt khiến nhiều người "sập bẫy" trong dịp Black Friday

Cập nhật: 11:34 | 26/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngày "Thứ Sáu đen tối" - Black Friday được xem như một "ngày siêu giảm giá". Tuy nhiên, hãy cảnh giác trước khi quyết định mua một món hàng, vì có thể bạn sẽ là nạn nhân của những cú lừa.

Một số địa chỉ mua sắm "hot" nhất ngày Black Friday

Kinh nghiệm săn hàng hiệu giá rẻ ngày Black Friday

Black Friday 2020: Nhiều nhãn hàng hiệu rộn ràng khuyến mãi "khủng"

Không khí mua sắm tấp nập cùng với hàng ngàn giảm giá hấp dẫn trên các website đang ngập tràn trên khắp thế giới. Những người mua sắm, không ai khác chính là chúng ta, dễ dàng bị mờ mắt bởi những giảm giá quá "ngon" mà dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho tội phạm công nghệ.

Có khá nhiều quảng cáo giảm giá sốc với lý do nhân ngày Black Friday, mức giảm thông thường là từ 20-50%. Thậm chí nhiều chủ cửa hàng đã sử dụng những con số khuyến mãi "khủng" như: giảm đến tận 70-80% giá, "sale sập sàn", "sale lớn nhất năm"... nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tuy vậy, có những món đồ được giới thiệu là giảm giá khủng ấy đều là hàng tồn kho, thiếu size, lỗi thời hoặc các sản phẩm kén người sử dụng.

0949-canhgiac2611a
Cảnh giác với các chiêu trò lừa gạt khi mua hàng qua mạng

Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp các chủ gian hàng (đặc biệt là trên các trang thương mại điện tử không uy tín) thường dùng tiểu xảo nâng giá cũ của sản phẩm lên cao, sau đó lại áp dụng tỷ lệ giảm giá sâu nhưng thật ra giá thành sản phẩm hầu như không thay đổi. Điều này khiến nhiều khách hàng mắc bẫy về số phần trăm giảm giá.

Để tránh mua phải hàng tồn, người này khuyên khách hàng nên xem xét từng đường kim, mũi chỉ trên các sản phẩm trước khi thanh toán. Vì hàng mua ngày Black Friday chỉ được xem, không được thử và miễn đổi trả.

Khách hàng cần cảnh giác với "mua nhanh được giá hời"

0954-canhgiac2611

Tình trạng mua hàng khi xem livestream trên mạng xã hội. Người bán giới thiệu về sản phẩm rất tốt, mẫu mã đẹp và "siêu giảm giá chỉ trong 30 phút", điều này tạo áp lực tâm lý cho khách hàng phải mua nhanh, mua gấp để nhận được giá tốt. Tuy nhiên khi bạn nhận được hàng, thường là chất lượng không như bạn nghĩ, không đúng size hoặc thậm chí, bạn có thể mua một sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn nếu ra chợ hoặc các cửa hàng truyền thống.

Ngoài ra, các đối tượng đăng nhiều bài với nội dung bán đồ khuyến mại, chạy quảng cáo bài viết để thu hút khách hàng xem và mua hàng. Khi người tiêu dùng nhắn tin đặt mua, các cửa hàng này sẽ yêu cầu khách chuyển khoản trước 100% tiền hàng với lý do là hàng khuyến mại. Sau khi khách gửi tiền, cửa hàng tìm cách trì hoãn việc gửi hàng và lẳng lặng chặn Facebook người mua.

Làm sao để không mắc bẫy?

Một số người tiêu dùng thường có thói quen so sánh giá để biết được giá thực của sản phẩm này cũng như lịch sử mức khuyến mãi của sản phẩm đó bằng các công cụ tìm kiếm trên internet.

Còn với phương thức giao dịch trên các trang mạng xã hội. Khách hàng cần chú ý xem xét đến thời gian đăng bài bán hàng của trang đó. Với những trang đăng bài liên tục nhưng hình ảnh chỉ được cập nhật trong thời gian gần (khoảng 1 tháng, vài tuần, vài ngày) có thể khẳng định uy tín của trang này ở mức độ thấp, cần cảnh giác hơn.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan