Cảnh báo tín hiệu nguy hiểm từ cổ phiếu CEO

Cập nhật: 11:16 | 08/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Từ vùng giá sát mệnh giá hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu CEO bất ngờ bứt tốc 400 - 500% chỉ trong 2 tháng trở lại đây khiến nhà đầu tư không khỏi "ngỡ ngàng - ngơ ngác - bật ngửa".

Cụm từ "Nguy hiểm" đã được CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) sử dụng để khuyến nghị về cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O.

1234-ceo

Từ vùng giá sát mệnh giá hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu CEO bất ngờ bứt tốc 400 - 500% chỉ trong 2 tháng trở lại đây khiến nhà đầu tư không khỏi "ngỡ ngàng - ngơ ngác - bật ngửa".

Rất nhiều nhà đầu tư đang bày tỏ sự phấn khởi vì được đón "lộc trời" CEO đồng thời tiếp tục kỳ vọng về cái Tết 2022 ấm no với nhóm cổ phiếu dòng bất động sản trước kì vọng hiệu ứng "đấu giá đất Thủ Thiêm" còn kéo dài. Trong khi đó, một số "danh hài" chứng khoán tiếp tục vẽ ra những viễn cảnh siêu cổ phiếu của nhóm này nhằm gây sự chú ý trên các diễn đàn mạng.

Cảnh báo tín hiệu nguy hiểm từ cổ phiếu CEO
Một "cây hài" chứng khoán vẽ ra kịch bản tăng giá của "cổ bất" trên diễn đàn chứng khoán

Theo SBS, CEO là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có quỹ đất giá trị, lên đến 962,1 ha và chủ yếu tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng. Quỹ đất của CEO tập trung vào ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha) là những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và khai thác.

Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn sẽ mang lại mảng lợi nhuận cho công ty nhờ sự hồi phục của ngành du lịch – hàng không khi bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế.

Mặc dù vậy, khả năng triển khai dự án của CEO còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư, dẫn đến tiến độ triển khai các dự án vẫn bỏ ngỏ đồng thời, khi dịch COVID-19 xảy ra, sự linh hoạt và điều hành của ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế, chậm chạp khiến doanh nghiệp có khả năng thích nghi kém so với các đối thủ.

Đáng chú ý, SBS chỉ thêm rằng điểm yếu của CEO đến từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hợp lý, cụ thể là vay ngắn hạn quá nhiều cho những dự án dài hạn. Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản đạt 0,54 trong khi Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu là 1,17. Tính đến cuối tháng 9/2021, CEO chỉ có 50 tỷ đồng tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn lên đến 2.066 tỷ đồng.

Trong khi đó, tình hình kinh doanh của CEO cũng không mấy khả quan, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu CEO đạt 406 tỷ, giảm 40,5% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, lỗ sau thuế ghi nhận 224 tỷ sau 9 tháng, tăng gấp đôi so với số lỗ cùng kỳ năm 2020. Do liên tục chìm trong thua lỗ, dòng tiền kinh doanh của CEO đã âm gần 144 tỷ đồng

Báo cáo của SBS chi ra rủi ro đầu tư là việc giá cổ phiếu CEO đã tăng cao bất thường và không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp theo hai phương pháp so sánh P/B ngành và phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, kể cả trong kịch bản khả quan, SBS nêu ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu CEO là 21.695 đồng/cổ phiếu.

Song không như những tính toán của SBS, thị giá cổ phiếu CEO đã và đang liên tục tăng mạnh từ khoảng quý IV/2021 cho đến hiện tại, chinh phục những nền giá mới và kết phiên gần nhất 7/1/2022 tại mức 92.500 đồng/cổ phiếu - tương đương tăng gấp hơn 9 lần chỉ sau hơn 3 tháng giao dịch.

Do đó, báo cáo của SBS đã đưa ra đánh giá mức độ cực kì rủi ro đối với cổ phiếu này khi thị giá đang bị thổi phồng quá mức bởi dòng tiền đầu cơ.

Rủi ro và cơ hội khi đầu tư cổ phiếu bất động sản năm 2022

Khi làn sóng COVID-19 chưa thực sự chấm dứt, nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải đối mặt với những thách thức nếu muốn gắn ...

CEO Group: Tiếp tục lỗ quý II/2021, giá cổ phiếu đi ngang sau 7 năm lên sàn

CTCP Tập đoàn C.E.O (HOSE: CEO) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 với các ...

CEO Group vi phạm thuế tại dự án Khu đô thị Quốc Oai, bị phạt và truy thu tiền tỷ

Quyết định xử phạt nêu rõ, CEO Group đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào để thi công xây dựng ...

Ba Lỗ

Kiến thức Đầu tư