Cảng Sài Gòn (SGP) ước lãi giảm 30% sau 10 tháng đầu năm

Cập nhật: 15:29 | 21/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Lê Chơn Tâm,Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Sài Gòn (Mã: SGP) thông tin, 10 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất ước đạt 1.041 tỷ đồng giảm 12%, lợi nhuận trước thuế khoảng 251 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu 1.290 tỷ đồng doanh thu, 382 tỷ đồng lợi nhuận. Sau 10 tháng, công ty hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu, 66% kế hoạch lợi nhuận năm.

Cảng Sài Gòn (SGP) ước lãi giảm 30% sau 10 tháng đầu năm
Công ty CP Cảng Sài Gòn (Mã: SGP)

Theo lãnh đạo Cảng Sài Gòn, tác động của chiến sự Nga – Ukraine, chủ trương Zero COVID tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh và giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao tạo ra áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

Ngoài ra, phí cơ sở hạ tầng cảng biển áp dụng từ 1/4/2022 tại TPHCM đã tác động tiêu cực đến các mặt hàng chủ lực của cảng như sắt thép, phân bón nhập khẩu, container nội địa. Đây là nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển của công ty giảm so với cùng kỳ 2021.

Thông tin thêm, ông Tâm cho biết, công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển Cảng Sài Gòn giai đoạn 2022 – 2030 với mục tiêu đầu tư cảng cửa ngõ và trung tâm logistics tại Hiệp Phước thành trung tâm phân phối hàng hoá, tiếp nhận và lưu giữ hàng hóa cho Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực.

Hơn nữa, Cảng Sài Gòn còn hỗ trợ các công tác lai dắt tàu, vệ sinh tàu và cung ứng nước ngọt, cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì duy tu các thiết bị bốc xếp và phương tiện vận tải. Và đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (SIGP), đầu tư kho vận tải khu Tân Thuận, xây dựng hệ sinh thái logistics.

Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển với việc sở hữu/góp vốn nhiều cảng biển thuộc khu vực TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu như Tân Thuận 1 (100% vốn), Tân Thuận 2 (100% vốn), Hiệp Phước (90,54% vốn), Korea Express (50% vốn), SSIT (38,93% vốn), SP-PSA (36% vốn), Tổng hợp Thị Vải (21% vốn), CMIT (15% vốn).

Những năm qua, trong khi các cảng ở khu vực TP.HCM do Cảng Sài Gòn sở hữu chi phối hoạt động khá hiệu quả, thì các cảng thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải như Korea Express, SSIT, SP-PSA, Tổng hợp Thị Vải, CMIT lại hoạt động kém hiệu quả hơn, một số cảng thua lỗ nhiều năm, lỗ lũy kế lớn và tạo ra gánh nặng lên kết quả kinh doanh.

Bộ phận Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã đối mặt với nhiều khó khăn trong gần chục năm qua do nguồn hàng thiếu hụt, nhiều bến cảng được đầu tư khiến dư thừa công suất và các doanh nghiệp phải hạ giá để cạnh tranh. Tuy vậy, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và cụm cảng này sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực trong tương lai.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Bổ nhiệm tân Chủ tịch Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác ...

Cảng Sài Gòn (SGP) chia cổ tức lần đầu tiên sau 6 năm lên sàn

Với gần 216,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SGP sẽ chi khoảng 130 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

SAC lên kế hoạch lợi nhuận đi ngang, chia cổ tức tỷ lệ 8% năm 2022

CTCP Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn (UPCoM: SAC) đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước ...

Hoàng Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm