Cách Amazon, Tiki hỗ trợ nhà bán lẻ Việt tự xây dựng thương hiệu trên nền tảng thương mại điện tử

Cập nhật: 15:45 | 13/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Chia sẻ cách thức để doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng hậu COVID-19, người đại diện Amazon khẳng định tập đoàn khuyến khích hệ thống phân phối toàn cầu mà các doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu để đem lại sản phẩm và giá cả hợp lí nhất cho người tiêu dùng.

Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Hội thảo "Tăng doanh số bán hàng trên Amazon và Tiki". Mục đích của chương trình là hỗ trợ DNNNV khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19.

3431 z1968089293094afec07fc629a8b48659fd9584755005f 1594375518668958827274
Đại diện của Amazon, Tiki, iCheck, VNPAY cùng giao lưu, thảo luận trực tiếp với các DNVVN. Ảnh: Tường Vy

Sau thời gian giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đang bước vào thời kì phục hồi trở lại sau khoảng thời gian bị tác động bởi dịch COVID-19. Vì vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp của thành phố luôn được đề cao, tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, cho biết: "Trong một năm, chúng tôi triển khai nhiều chương trình đào tạo về con người cho doanh nghiệp như khởi sự kinh doanh, quản lí doanh nghiệp... Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn, các chuyên gia cao cấp luôn nhiệt tình hỗ trợ phát triển".

Ông Quân cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã khiến cho thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi, nên các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV phải gắn liền với môi trường mạng. Do đó, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trên môi trường thương mại điện tử là điều cần thiết để gia tăng giá trị sản phẩm, phát triển doanh nghiệp.

Khuyến khích khách hàng tự xây dựng thương hiệu toàn cầu

Chia sẻ về cách thức doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc kinh doanh Amazon Việt Nam, phát biểu: Mô hình kinh doanh truyền thống đã bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch COVID-19, vì lí do đó việc chuyển sang mô hình thương mại điện tử là điều tất yếu và phải có sự chuẩn bị.

Theo ông Thủy, việc xây dựng thương hiệu toàn cầu giúp gia tăng giá trị sản phẩm, và giá của sản phẩm từ đó cũng sẽ tăng lên gấp bội lần khi có thương hiệu. Amazon cũng ưu ái các doanh nghiệp có thương hiệu thông qua nền tảng của họ, hình ảnh của các sản phẩm có thương hiệu sẽ nổi bật hơn, nhờ đó thu hút người tiêu dùng.

"Amazon khuyến khích một hệ thống phân phối toàn cầu mà tất cả các nhà bán hàng tự xây dựng thương hiệu, và thông qua đó doanh nghiệp có thể tập trung vào những sản phẩm tốt nhất và giá cả hợp lí nhất cho người tiêu dùng", ông Thủy chia sẻ.

Thông qua hệ sinh thái của Amazon vận hành bởi robot và ứng dụng công nghệ AI, chủ doanh nghiệp chỉ cần ngồi tại nhà và cài đặt thao tác, còn các đơn hàng sẽ tự động nhận đặt đơn và chuyển đến người tiêu dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa chi phí, phát triển sản phẩm chất lượng tốt nhất.

"Chúng tôi đã làm việc với Bộ Công thương cũng như các cơ quan bộ ngành để gia tăng giá trị hàng xuất khẩu cũng như chất lượng xuất khẩu của Việt Nam trên toàn cầu thông qua việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng Amazon", người đại diện của Amazon nói.

Ứng dụng công nghệ AI nhằm kiểm soát giá, sàng lọc hàng chính hiệu

3611 base64 15943946213081840921186
Ông Nguyễn Chí Thọ, Giám đốc kinh doanh sàn thương mại điện tử Tiki, phát biểu trong hội thảo vào ngày 10/7. Ảnh: Tường Vy

Ông Nguyễn Chí Thọ, Giám đốc kinh doanh sàn thương mại điện tử Tiki, chia sẻ 6 trụ cột thúc đẩy nền tảng mua sắm cho doanh nghiệp: giải pháp hậu cần và chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ AI và học máy, ứng dụng kiểm soát giá thông minh, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, cung cấp giải pháp marketing, và giải pháp thanh toán trực tuyến.

Ngoài mô hình giao nhận sản phẩm tương tự như của Amazon, Tiki cũng áp dụng 3 giai đoạn kiểm soát sản phẩm nhà bán hàng: kiểm soát đăng kí thông tin đầu vào, kiểm tra sản phẩm tại kho và cho phép khách hàng kiểm tra hàng tại chỗ. Bên cạnh đó, mô hình người bán hàng tự giao hàng cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm.

Tiki cũng ứng dụng công nghệ AI, học máy để kiểm soát giá. Ví dụ, giá khẩu trang trên sàn Tiki trong đợt dịch vừa rồi luôn được kiểm soát tốt. Để sàng lọc hàng chính hiệu, với những sản phẩm đã đăng kí thương hiệu, các nhà bán lẻ khác phải xin phép doanh nghiệp đã đăng kí thương hiệu nếu muốn bán sản phẩm ấy.

Người đại diện của Tiki khẳng định, "Mua sắm online giờ không phải là một thứ xa xỉ mà là nhu cầu. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Tiki đã thực hiện một loạt các hoạt động như đa dạng dịch vụ giao hàng, sử dụng mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu khách hàng, ứng dụng công nghệ sàng lọc sản phẩm, chống bán phá giá, tối ưu hóa thời gian vận chuyển".

Techcombank, thành công đến từ chiến lược ‘tập trung vào khách hàng tốt'

Ngay từ đầu, Techcombank đã xác định chiến lược “khách hàng là trọng tâm” và tập trung vào những lĩnh vực có thể kiểm soát ...

Cú ngã của Microsoft: Không ai có thể "copy" thành công chiến lược bán lẻ của Apple

Những ngày cuối cùng của tháng 6, các fan của Microsoft đón nhận một tin xấu: ngoại trừ 4 địa điểm trọng yếu, toàn bộ ...

Đằng sau mô hình kinh doanh của Tesla: Không chi tiền cho quảng cáo, không có giám đốc Marketing

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, khi tất cả các hãng xe lâu đời như Toyota, Ford bị giảm giá trị vì không bán được ...

Theo Kinh tế & tiêu dùng