Các doanh nghiệp thủy sản "chốt đơn" mỏi tay, đăt mục tiêu lãi khủng 2022

Cập nhật: 08:51 | 12/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Sau thời gian dài đóng cửa vì dịch COVID-19, hàng loạt các nhà hàng, siêu thị, trường học... đã mở cửa trở lại. Điều đó đã giúp các doanh nghiệp thủy sản "đầy ắp" đơn hàng đến cuối năm.

4733-xk-thuy-san
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD, đưa lũy kế 3 tháng đầu năm ước đạt 2,4 tỷ USD (tăng 38,7%). Đây là mức tăng kỷ lục tính theo 1 tháng và quý của xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ trước đến nay.

Cá tra là mặt hàng đang trên đà hồi phục mạnh trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 646 triệu USD (tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái). Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu khi chiếm 27% giá trị xuất khẩu toàn ngành.

Đối với nhóm mặt hàng tôm, trong quý đầu năm nay đạt trên 900 triệu USD (cao hơn 37% so với năm ngoái), chiếm 37% tỷ trọng x uất khẩu thủy sản của Việt Nam .

Theo VASEP, hiện nhu cầu các mặt hàng thủy sản ở các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh… đang rất lớn. Hàng loạt các nhà hàng, siêu thị... ở các thị trường đang mở cửa trở lại, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầy ắp đơn hàng đến cuối năm.

Nhờ sự tăng trưởng tích cực trong quý đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành cũng đặt mục tiêu lãi kỷ lục sau thời gian dài ảm đạm do dịch COVID-19. Điển hình, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia muốn có lãi 900 tỷ đồng (tăng đến 528% so với năm ngoái), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng hơn 318% lên 200 tỷ đồng, hay CTCP Thủy sản Mê Kông đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận tăng hơn 340%.

Các doanh nghiệp lớn khác như CTCP Thực phẩm Sao Ta, CTCP Vĩnh Hoàn cũng lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số. Theo thống kê sơ bộ, trong 2 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ Sao Ta đạt hơn 40 triệu USD (khoảng 920 tỷ đồng), tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu hơn 1.850 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết, dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 4/2022 vẫn duy trì tăng trưởng 25% đạt 934 triệu USD. Mặt hàng tôm và cá tra tiếp tục là điểm sáng. Giá hai mặt hàng này dự báo tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 do tình trạng thiếu nguyên liệu, đặc biệt khi các hiệp định thương mại như EVFTA (Việt Nam - Liên minh châu Âu), UKVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh) ... bắt đầu phát huy tác dụng.

Cổ phiếu thủy sản qua cơn bĩ cực

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trở lại, giá cước vận tải giảm giúp lợi nhuận của công ty thủy sản phục hồi.

VDSC: Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ gặp khó đến quý IV/2021

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật ngành thủy sản, theo đó công ty này nhận định tác động của giãn ...

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản mắc cạn vì dịch bệnh COVID-19

Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường vẫn rất lớn nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến ...

Thuận Thảo