Các công ty bảo hiểm làm ăn ra sao trong nửa đầu năm 2022?

Cập nhật: 10:30 | 26/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Hết 3/4 chặng đường của năm 2022, tuy chưa có con số chính thức về kết quả kinh doanh 9 tháng song những thống kê nửa đầu năm từ các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy “bức tranh” kém sắc.

Các công ty bảo hiểm làm ăn ra sao trong nửa đầu năm 2022?
Các công ty bảo hiểm làm ăn ra sao trong nửa đầu năm 2022?

Nửa đầu năm 2022, Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH) tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Theo báo cáo tài chính quý II, Bảo Việt ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.036 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của tập đoàn đạt 827 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ.

Riêng trong quý II, lợi nhuận sau thuế giảm đến 32% so với cùng kỳ, xuống còn 317 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021.

Với danh mục cổ phiếu có giá trị gốc tính đến cuối tháng 6 là hơn 2.272 tỷ đồng, "đại gia" Bảo Việt phải tăng trích lập dự phòng lên gấp 23 lần, từ khoảng hơn 8 tỷ đồng vào cuối năm 2021 lên gần 202 tỷ đồng.

Chung tình cảnh, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Long (Mã: BLI) lỗ hơn 65 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý II/2022 do khoản dự trù chi phí từ hoạt động đầu tư chứng khoán cùng khoản chi phí bồi thường bảo hiểm khủng.

Cụ thể, Bảo Long phải dùng vốn dự trù hơn 10 tỷ đồng cho danh mục chứng khoán kinh doanh bao gồm dự phòng hơn 3,7 tỷ đồng cho mã HPG, mã PEG dự phòng hơn 2,7 tỷ đồng, STB 2,1 tỷ đồng, CTD 1,1 tỷ đồng và PCF dự phòng 251 triệu đồng.

Trong quý II, chi phí bồi thường của doanh nghiệp cũng tăng 85% so với cùng kỳ (hơn 60 tỷ đồng) do phát sinh một số vụ bồi thường lớn. Điều này làm tăng tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Long khi so sánh với cùng kỳ.

Nhưng lợi nhuận trước thuế luỹ kế 6 tháng của Bảo Long vẫn tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 95 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm tăng 4% so với cùng kỳ 2021, đạt hơn 775 tỷ đồng.

Các công ty bảo hiểm làm ăn ra sao trong nửa đầu năm 2022?

Nửa đầu năm 2022, CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC) có lợi nhuận trước thuế giảm hơn 41% so với cùng kỳ do chi phí bồi thường tăng tới 35%, tương đương 89,3 tỷ đồng và chi phí khác tăng 18%.

Riêng trong quý II, lợi nhuận trước thuế của ABIC giảm đến 50%, từ 209 tỷ đồng cùng kỳ 2021 xuống còn 124 tỷ đồng.

Cũng nằm trong nhóm lợi nhuận giảm mạnh, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Mã: BIC) ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm giảm 27% so với cùng kỳ, còn 163 tỷ đồng. Kết quả này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính của BIC giảm mạnh so với cùng kỳ với mức giảm lần lượt là 14% và 27%.

Trong quý II, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) ghi nhận lợi nhuận trước thuế thấp nhất kể từ quý III/2020 đạt 22 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tài chính đã công bố, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty tăng 24% lên 835 tỷ đồng. Song tổng chi phi cho hoạt động này tăng mạnh hơn doanh thu thuần, với mức tăng 36%, khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn gần 103 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của MIC cũng giảm 28% xuống còn hơn 47 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 22% so với cùng kỳ 2021, lên hơn 128 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đạt 1.656 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Dù vậy, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 33% và 19%, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của MIC vẫn giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 107 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt (BVH) dự báo tăng trưởng chậm lại

Theo các chuyên gia của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), doanh thu lãi thuần từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ tăng chậm lại với ...

Quy định mới về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, ...

Nhiều chính sách về bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2022

Nhiều chính sách tiền lương công chức, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10/2022 mà người lao động cần biết.

Thu Thủy