Cà phê Việt – Làm sao để phát triển bền vững?

Cập nhật: 14:55 | 11/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việt Nam là nước thuộc nhóm có năng suất cà phê cao nhất trên thế giới. Trong khi đó, cà phê Việt Nam chế biến sâu chưa nhiều, sản lượng chế biến cà phê nhân khoảng 1,5 triệu tấn/năm và sản lượng chế biến cà phê hòa tan khoảng 200.000 tấn/năm.    

ca phe viet lam sao de phat trien ben vung Cuối tuần giá cà phê giảm sâu
ca phe viet lam sao de phat trien ben vung Giám đốc cà phê Là Việt: Kiên định với giá trị cà phê Việt
ca phe viet lam sao de phat trien ben vung Thị phần cà phê Việt Nam chiếm hơn 70% tại Ấn Độ

Việt Nam hiện có khoảng 645.217ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, với khoảng 577.000 ha, trong đó Đắk Nông là tỉnh có diện tích lớn thứ 3, sau Đắk Lắk và Lâm Đồng. Đắk Nông hiện có hơn 127.000ha, trong đó 112.600ha cà phê kinh doanh, sản lượng thu hoạch đạt 267.500 tấn, năng suất trung bình năm 2017 là 2,376 tấn/ha.

Năm 2017, giá xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân giúp ngành cà phê Việt Nam thu về trên 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, Cà phê Việt Nam chế biến sâu chưa nhiều, sản lượng chế biến cà phê nhân khoảng 1,5 triệu tấn/năm và sản lượng chế biến cà phê hòa tan khoảng 200.000 tấn/năm. Sản xuất cà phê hiện nay vẫn nhỏ lẻ, tiêu thụ thô, tỷ lệ chế biến sâu còn khiêm tốn, sản xuất theo chuỗi giá trị còn nhiều bất cập.

ca phe viet lam sao de phat trien ben vung
Hình minh họa.

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, những năm qua sản xuất cà phê của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đã đạt được những thành công. Tỉnh Đắk Nông mong muốn qua hội thảo sẽ tìm giải pháp phát triển sâu từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.

“Cây cà phê chúng tôi vẫn xác định là cây chủ lực trên địa bàn. Do đó việc tái cơ cấu ngành cà phê, đã được định hướng trong nền nông nghiệp của tỉnh từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Việc ổn định sản xuất cà phê theo hướng bền vững đầu tiên phải chú trọng đến cây giống, sau đó là vấn đề tổ chức canh tác như thế nào và sử dụng nước tưới tiết kiệm và khâu quan trọng nhất là chế biến", ông Trương Thanh Tùng nói.

"Để nâng cao được giá trị gia tăng của các sản phẩm này từ chế biến thô sang chế biến tinh nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ chế biến đến năm 2030 là khoảng 25% sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan để xuất khẩu”, ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Jose sette, Chủ tịch Hiệp hội cà phê thế giới cũng cho rằng, ngành cà phê Việt Nam phát triển nhanh, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thị trường quốc tế; nông dân sản xuất theo quy trình và làm giàu từ cà phê ngày càng nhiều. Mặc dù vậy, việc phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam cũng bộc lộ nhiều thách thức, trong đó sự thiếu bền vững trong chuỗi giá trị, nông dân phải thành trung tâm của chuỗi cung ứng, giá trị gia tăng cho các bên tham gia chưa nhiều. “Việt Nam cần có sự sáng tạo hơn, đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới”, ông Jose sette nói.

Tùng Linh