Bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô từ 1/10/2022

Cập nhật: 22:27 | 30/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Thông tư 11/2022 về việc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng KH&CN ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2022.

Bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô từ 1/10/2022

Sau gần 20 năm, quy định liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu chính thức được bãi bỏ, Ảnh minh họa

Theo đó, thông tư mới đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 của Bộ trưởng KH&CN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 của Bộ trưởng KH&CN về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Như vậy, sau gần 20 năm, quy định liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ này ban hành chính thức được bãi bỏ. Trước đây nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" của Thủ tướng, Bộ KH&CN đã ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu.

Mục đích của quy định này chính là để phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô (tính điểm theo mức độ rời rạc).

Theo giới chuyên gia, việc bãi bỏ các quy định này được cho là phù hợp với sự phát triển, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay nhằm bảo đảm tính minh bạch, hợp lý.

Việc bãi bỏ các quy định nêu trên cũng không gây phát sinh thủ tục hành chính, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và khoa học và công nghệ. Đồng thời, bảo đảm được các điều ước và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước khác.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng năm 2022 tăng 194,1% so với cùng kỳ

Ngay sau khi bản báo cáo về GDP quý III/2022 được Tổng Cục Thống kê công bố, vấn đề về hoạt động doanh nghiệp đã ...

Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực trong 9 tháng đầu 2022

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng ...

GDP 9 tháng tăng 8,83%, cao nhất trong 11 năm qua

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng ...

Quang Huy