Bị 'tố' dùng thủ thuật để 'dụ' các nhà đầu tư, Fortex (FTM) nói gì?

Cập nhật: 00:00 | 13/09/2019 Theo dõi KTCK trên

(TBCKVN) - Thời gian gần đây, trên thị trường đang xuất hiện nhiều cổ phiếu có yếu tố " bất thường" trong thanh khoản. Điển hình nhất là cổ phiếu FTM liên tục giảm sàn trong các phiên giao dịch vừa qua.  

bi to dung thu thuat de du cac nha dau tu fortex ftm noi gi

Gần đây, trên một số phương tiện mạng xã hội xuất hiện tin đồn, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (FTM) đã tạo thanh khoản ảo, tạo cung cầu ảo để "dụ" các nhà đầu tư rơi vào "bẫy". Cụ thể, thông tin cho rằng:

Đức quân đã tạo thanh khoản ảo

Trong các phiên giao dịch mấy ngày qua, cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (FTM) đã liên tục giảm sàn hơn 20 phiên.

Trong khi trước đó cổ phiếu này đã có thời gian tăng lên tới 25.000/CP liền trước khi bị rơi một cách không phanh như hiện nay.

Và với việc tạo cung cầu ảo này chủ yếu để "dụ" các nhà đầu tư phân tích và rơi vào bẫy.

Nhiều nhà đầu tư phân tích, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (FTM) đã sử dụng 3 thủ thuật sau:

1. Cơ cấu cổ đông

bi to dung thu thuat de du cac nha dau tu fortex ftm noi gi
Cổ đông của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex

Có thể thấy được rằng cổ đông của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đức quân - Fortex (FTM) chỉ có 10 cổ đông lớn nắm giữ toàn bộ cổ phiếu của công ty. Theo báo cáo thường niên 2019 của công ty thì chỉ còn 2 cổ đông lớn là ông Lê Mạnh Thường và bà Lê Thuỳ Anh. Nhưng từ cuối năm 2018 đến nay thì cổ phiếu của những cổ đông đời đầu niêm yết lần lượt bị các cô đông mới thu mua. Các cổ công lớn đời đầu đều đã bán bớt cổ phiếu mình nắm giữ. Hiện tại, thì FTM đang có 9 cổ đông lớn nắm giữ 93% vốn của công ty

2. Kéo lên tạo thanh khoản

Đối với một cổ phiếu thì việc lưu ký ở một hoặc vài công ty chứng khoán là điều không hề khó và đây sẽ là quá trình đầu tiên trong việc tạo thanh khoản ảo.

Nhìn vào biểu đồ, có thể nhận ra rằng vùng giá 15 thanh khoản rất tốt, nhưng để ý kỹ sẽ thấy rằng cổ phiếu giao dịch toàn là số lượng lớn, không hề có bóng dáng nhà đầu tư nhỏ lẻ nào.

Sau một thời gian đẩy giá cổ phiếu lên 25.000/CP, không hề có thông tin gì, trong khi thanh khoản vẫn rất tốt. Đây là lúc nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu bị hút vào.

bi to dung thu thuat de du cac nha dau tu fortex ftm noi gi

3. Mời gọi các công ty chứng khoán - nhà đầu tư

Sau một thời gian kéo giá, bước tiếp theo sẽ là liên hệ các công ty chứng khoán để xin vay Margin.

Lúc này các công ty chứng khoán quan sát sẽ thấy thanh khoản của công ty trung bình trên 500.000 cổ phiếu, cho thấy cổ phiếu công ty đang được giao dịch tốt.

Khi được cấp Margin thì cũng là giai đoạn rút ruột ngay trên sàn khi cổ phiếu vẫn biến động hẹp là chủ yếu, thanh khoản có dấu hiệu tăng nhưng thực tế là rút tiền về.

Sau một thời gian thì tung tin xấu cũng là lúc hạ màn. Cổ phiếu nay đã sàn 20 phiên và chưa biết đến khi nào mới có thể quay trở lại.

Fortex phản pháo

Tuy nhiên, phía Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (FTM) cho rằng, đây chỉ là thông tin thất thiệt.

Sau 18 phiên liên tiếp giảm sàn với lệnh bán chất đống, ngày 10/9, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân - Fortex (FTM - HOSE) đã có thông cáo báo chí cùng ngày.

Theo thông báo, FTM cho rằng, trên thị trường gần đây xuất hiện một số bài viết trên các trang mạng mang tính chất định hướng dư luận không đúng sự thật về những thông tin liên quan đến Fortex và cổ phiếu FTM. Những thông tin không xác thực này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh công ty và tâm lý nhà đầu tư.

“Hiện tại, Fortex cũng đã và đang phối hợp với các cơ quan điều tra để làm rõ các thông tin. Đồng thời, chúng tôi cũng đã và đang gặp gỡ đại diện một số các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư để làm rõ các tin đồn thất thiệt và những thông tin quy chụp gây ảnh hưởng đến uy tín công ty”, ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT cho biết.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có những động thái để dập tắt tin đồn và những hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng đến uy tín Fortex và làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông”, ông Giang cho biết thêm.

Phiên giao dịch hôm 11/9, cổ phiếu FTM tiếp tục giảm sàn xuống 6.100 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh chỉ có hơn 5.500 đơn vị và dư bán sàn hơn 8 triệu đơn vị.

Bản cáo bạch trước khi niêm yết cho thấy, Fortex có 4 cổ đông lớn gồm ông Lê Mạnh Thường (24%), bà Lê Thùy Anh (21,53%), ông Phạm Đình Giá (8,62%) và ông Nguyễn Duy Chiến (5,5%).

Biến động ở ban lãnh đạo công ty diễn ra gần đây khi Chủ tịch HĐQT Lê Mạnh Thường (SN 1975) từ nhiệm vào ngày 16/04/2019, tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1980). Trước khi từ nhiệm, ông Thường cũng đã kịp bán thành công 4,4 triệu cổ phiếu trong khoảng tháng 8 và tháng 9 năm ngoái. Ngoài ông Thường, nhiều cổ đông lớn khác cũng đã kịp "lướt sóng" thành công.

Theo báo cáo thường niên năm 2018, Fortex chỉ còn vỏn vẹn 2 cổ đông lớn gồm cựu Chủ tịch Lê Mạnh Thường (10,2%) và bà Lê Thùy Anh (21,53%) trong tổng số 500 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty, 68,27% còn lại thuộc về các cổ đông cá nhân khác.

Hiện HĐQT của Fortex gồm: ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Nguyễn An Toàn, bà Nguyễn Thị Lưu, bà Trần Thị Mỹ Châu, bà Lê Thùy Anh, ông Đỗ Văn Sinh (Tổng giám đốc).

Đáng chú ý, vị Chủ tịch HĐQT mới của công, tuy ông Nguyễn Hoàng Giang là người từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán khi đã trải qua các công ty chứng khoán như Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Sacombank, và CTCP Chứng khoán Quốc gia.

Thông thường, khi cổ phiếu rơi vào trạng thái giảm giá liên tiếp, doanh nghiệp sẽ có động thái trấn an nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu quỹ, hoặc lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đăng ký mua vào. Tuy nhiên, một người có thâm niên trong lĩnh vực chứng khoán như ông Nguyễn Hoàng Giang lại không hề có động thái gì cho thấy Fortex và các cá nhân trong HĐQT sẽ mua vào để kéo giá lên. Điều này cho thấy FTM có thể sẽ còn tiếp tục chuỗi ngày giảm giá.

Anh Tú