Bất ngờ với mức lương, thù lao của các “sếp lớn” HSC

Cập nhật: 16:49 | 09/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Người nhận mức lương, thù lao cao nhất năm 2021 của Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) là Tổng Giám đốc Trịnh Hoài Giang với 6,3 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với con số người thứ 2 nhận được.

Hình minh họa
Hình minh họa

Công ty CP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) vừa công bố báo cáo hoạt động năm 2021 của Hội đồng Quản trị (HĐQT), trong đó tiết lộ về mức thù lao, tiền lương của các thành viên đứng đầu Công ty.

Theo báo cáo, người nhận mức lương, thù lao cao nhất HSC năm 2021 là Tổng Giám đốc Trịnh Hoài Giang với 6,3 tỷ đồng, nhiều hơn 1,16 tỷ đồng so với con số ông Giang nhận được năm 2020.

Đứng thứ 2 là Chủ tịch HĐQT Johan Nyvene. Ông nhận được mức thù lao hơn 1,96 tỷ đồng. Trước đó vào năm 2020, khi là thành viên HĐQT, ông Johan Nyvene chỉ nhận được 360 triệu đồng.

Người nhận thù lao cao thứ 3 là Phó Chủ tịch Lê Anh Minh với hơn 746 triệu đồng. So với năm 2020, ông Minh nhận ít đi 120 triệu đồng.

Các thành viên đương nhiệm khác trong HĐQT đều có mức thù lao năm 2021 trên 200 triệu đồng. Cụ thể, ông Lê Hoàng Anh (Thành viên Không điều hành) nhận 496 triệu đồng, ông Nguyễn Hồng Văn (Thành viên Không điều hành) nhận 230 triệu đồng, ông Trần Quốc Tú (Thành viên Không điều hành) - nhận 263 triệu đồng, ông Andrew Colin Vallis (Thành viên Độc lập) nhận hơn 546 triệu đồng và bà Nguyễn Thị Hoàng Lan (Thành viên Độc lập) nhận 480 triệu đồng.

Trong Ban Kiểm soát, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc (Trưởng ban) nhận thù lao 370 triệu đồng, bà Đặng Nguyệt Minh (Thành viên) nhận 420 triệu đồng và bà Nguyễn Thị Thu Thanh (Thành viên) nhận 170 triệu đồng.

Thu nhập từ công ty của HĐQT và Ban Lãnh đạo HSC năm 2021 (ảnh cắt từ BC)
Thu nhập từ công ty của HĐQT và Ban Lãnh đạo HSC năm 2021 (ảnh cắt từ BC)

Về kết quả hoạt động gần nhất của HSC, trong quý II/2022, Công ty ghi nhận tổng doanh thu đạt 1.187,78 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ, trong đó nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh, cho vay ký quỹ và môi giới chứng khoán. Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 576,22 tỷ đồng, tăng 29,24% so với cùng kỳ, lãi từ khoản cho vay đạt 327,29 tỷ, tăng 20,74% so với cùng kỳ.

Sự suy giảm của thị trường chứng khoán kéo theo doanh thu môi giới của HSC giảm 34,53%, đạt 236,14 tỷ đồng. Cùng với đó, lỗ từ hoạt động tự doanh cũng tăng 29,95%, lên mức 408,93 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu từ nghiệp vụ tư vấn tài chính của HSC tăng đột biến, đạt 44,14 tỷ đồng, tăng 2.436,78%.

Kết thúc quý II, lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 279,32 tỷ đồng, giảm 1,36% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HSC lãi sau thuế 562,06 tỷ đồng, giảm 7,09% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, HSC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.202 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, HSC hoàn thành 46,76% kế hoạch.

Mới đây, HSC đã được vinh danh trong danh sách “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022” công bố bởi Forbes. Đây là lần thứ 9 HSC góp mặt trong danh sách này.

Thị trường phục hồi, Chứng khoán Rồng Việt tăng tỷ lệ giao dịch quỹ 46 cổ phiếu

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt vừa công bố danh mục chứng khoán được giao dịch ký quỹ mới nhất.

VINDIRECT phân phối chứng chỉ quỹ của Quỹ Phú Hưng

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT vừa thông báo về đợt chào bán ra công chúng (IPO) của Quỹ đầu tư chọn lọc Phú Hưng ...

Đăng Khiêm

Tin liên quan