Bản tin bất động sản ngày 23/7/2020

Cập nhật: 17:36 | 23/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Giá bất động sản Phan Thiết không ‘nguội’ vì Covid -19; HoREA: Nhà nước nên dùng tiền để thanh toán dự án BT;... là những tin tức bất động sản đáng chú trong ngày 23/7.

Giá bất động sản Phan Thiết không ‘nguội’ vì Covid -19

Cụ thể, giá đất Mũi Né tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, đường DT719B… hiện vào khoảng 15 - 20 triệu/m2, tăng khoảng 10 triệu /m2 so với cuối năm 2018. Riêng đất nền ven biển giá hiện vào khoảng 20 - 40 triệu/m2, tăng gấp 2 - 3 lần so với giai đoạn 2016 - 2017.

5335 dy an

Ngoài ra, các dự án tại khu vực đang chào bán với giá dao động 16 - 25 triệu /m2 trong khi cách đây khoảng 3 năm, giá đất ở khu vực ven biển này chỉ ở mức 5 - 6 triệu /m2.

Dù giá bán liên tục tăng cao nhưng mặt bằng chung đất tại Phan Thiết - Mũi Né - Hàm Thuận Nam vẫn còn rất giàu tiềm năng nếu so với các thị trường nghỉ dưỡng có địa hình tương đồng như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc.

HoREA: Nhà nước nên dùng tiền để thanh toán dự án BT

Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng rất khó đảm bảo nguyên tắc ngang giá khi nhà nước sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”. Hiệp hội này cho rằng nên dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại theo kiểu “hàng - tiền”, “tiền - hàng”.

Đáng chú ý, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, để quy định đấu thầu dự án BT đồng thời đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT, để lựa chọn đồng thời nhà đầu tư dự án BT và nhà đầu tư dự án khác.

Lý giải việc phải đấu giá quỹ đất này, HoREA cho rằng “nguyên tắc ngang giá” rất khó đảm bảo khi nhà nước sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”. Hiệp hội này cho rằng lẽ ra nhà nước phải dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại theo kiểu “hàng - tiền”, “tiền - hàng”.

Ngoài ra, HoREA còn đề nghị thực hiện phổ biến việc bán đấu giá quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc, để tạo nguồn “tiền thuộc ngân sách nhà nước” để thanh toán hợp đồng BT;

Thủ tướng yêu cầu sớm có khung pháp lí cho mô hình farmstay

Mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng (farmstay) nở rộ với nhiều hình thức mới, phần lớn có nguồn gốc đất nông, lâm nghiệp nhưng chưa có khung pháp lí điều chỉnh.

Theo thông tin báo chí, farmstay là mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng. Hiện nay, mô hình này đang nở rộ với nhiều hình thức mới nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh.

Trong khi đó, phần lớn các dự án farmstay có nguồn gốc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí là đất lấn chiếm.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng sớm nghiên cứu, ban hành chính sách, điều chỉnh hoạt động của mô hình farmstay, tránh các biến tướng tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và kinh doanh.

Nghệ An chấm dứt hoạt động 11 'siêu dự án' nhà ở

Trước tình trạng các dự án xây dựng nhà ở đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bàn giao đất nhưng suốt nhiều năm qua không thực hiện, tỉnh Nghệ An đã yêu cầu chấm dứt để thu hồi đất.

Theo đó, gần 4 năm qua, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành trong đó 4 đoàn giao cho Sở Xây dựng chủ trì, tiến hành thanh kiểm tra 110 dự án sử dụng đất trên địa bàn.

Qua các đợt kiểm tra, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An tiến hành thu hồi, chấm dứt hoạt động và hủy bỏ các văn bản pháp lý có liên quan tới 11 dự án nhà ở chậm tiến độ với tổng diện tích 510 ha đất. Riêng TP Vinh, số dự án bị đề nghị thu hồi nhiều nhất với 7 dự án, kế tiếp là thị xã Thái Hòa 2 dự án, các huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò mỗi địa phương 1 dự án.

Giám đốc Savills Hà Nội: 'Hà Nội không hề thiếu nguồn cung căn hộ'

Tại buổi Báo cáo Tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, cho biết trong nửa năm, khoảng 29.000 căn hộ được chào bán, trong đó số lượng bán được là khoảng 10.300 căn, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Theo đại diện Savills, con số này thể hiện thị trường chưa hoàn toàn hồi phục sau dịch Covid-19.

Bà Hằng cho rằng dịch bệnh gây ảnh hưởng đến số lượng giao dịch song giá bán trung bình sơ cấp ổn định theo quý và tăng 7% theo năm, đạt 1.460 USD/m2.

Bản tin bất động sản ngày 22/7/2020

Đề xuất cá nhân phải thành lập doanh nghiệp mới được đầu tư bất động sản ở nước ngoài; Đà Nẵng kiến nghị dừng rà soát ...

Bản tin bất động sản ngày 21/7/2020

Bất động sản (BĐS) Gia Lâm tăng giá nhờ hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch về phía Đông; Bình Thuận sẽ là một trong những ...

Bản tin bất động sản ngày 20/7/2020

Bất động sản Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc được quan tâm nhất phía Bắc; Bất động sản Long An trước cơ hội dòng vốn lớn ...

Diệp Quỳnh

Tin cũ hơn
Xem thêm