2139-bayy
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cùng với đó, Cục Hàng không còn yêu cầu các hãng hoàn trả tiền cho hành khách theo đúng kênh hành khách đã thực hiện thanh toán vé trên những chuyến bay nội địa được xuất vé từ sau ngày 21/7 cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó (21/7), cơ quan quản lý yêu cầu hạn chế tối thiểu số lượng các chuyến bay thương mại từ TP. HCM và các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 về Hà Nội. Những chuyến bay chở khách giữa Cần Thơ, Phú Quốc - Hà Nội và ngược lại đã được yêu cầu tạm dừng khai khác. Đường bay TP. HCM - Hà Nội và ngược lại được yêu cầu khai thác tối đa hai chuyến bay chở hành khách.

Những chuyến bay chuyên chở hàng hóa được thực hiện không hạn chế. Chuyến bay nhằm mục đích phòng, chống dịch COVID-19, phục vụ công tác công vụ, hãng lập kế hoạch báo cáo Cục Hàng không xem xét, giải quyết theo từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, nhuyến bay không thường lệ khác theo yêu cầu và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Ngay sau diễn biến trên, 2 cổ phiếu hàng không là HVN và VJC ngay lập tức biến động tiêu cực khi mở cửa phiên sáng 31/8/2021 trong đó tại thời điểm 9h40, VJC giảm 1,1% xuống 125.500 đồng/cp trong khi HVN giảm 1,6% xuống 21.150 đồng/cp.

Vietnam Airlines (HOSE: HVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu thuần tăng 9% lên gần 6.537. Lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 4.449 tỷ đồng - mức lỗ cao thứ hai từ khi thành lập chỉ sau kết quả quý I/2021.

hvn2-png-4106-1630345559.png

Với việc lỗ quý thứ 6 liên tiếp, lỗ sau thuế chưa phân phối cuối quý II của Vietnam Airlines tăng đến 17.771 tỷ đồng - vượt vốn điều lệ và âm 2.750 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản doanh nghiệp giảm hơn 1.300 tỷ đồng xuống 6.255 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền của hãng còn 1.288 tỷ đồng - giảm 23% so với đầu năm. Tổng vay nợ tài chính của Vietnam Airlines là 34.462 tỷ đồng trong đó dài hạn chiếm 59%.

Tổng công ty đang triển khai kế hoạch chào bán 800 triệu cổ phần HVN cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 56,4% với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đầu tháng 7 vừa qua, hãng hàng không đã ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng gồm SeABank, MSB và SHB với tổng số tiền cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Việc cho vay tái cấp vốn và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nằm trong gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020 giúp Vietnam Airlines vượt qua khủng hoảng.

Theo quy định của Luật Chứng khoán, nếu doanh nghiệp có tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Do đó, nếu không thể sớm tăng vốn điều lệ, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE. Cổ phiếu này cũng đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 15/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 là âm 10.927 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm 9.327 tỷ đồng.

Dòng tiền cá nhân trở lại, gom tập trung cổ phiếu APH, MSN và VNM

Trong phiên tăng điểm thứ hai của VN-Index (ngày 30/8/2021), dòng tiền cá nhân trong nước quay lại mua ròng với tổng giá trị gần ...

GMC, PSN, IDV chốt quyền trả cổ tức ngày 31/8/2021

Trong ngày 31/8/2021, các doanh nghiệp như GMC, PSN, IDV sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng ...

Thị tường chứng khoán (30/8/2021): LPB leo trần, CTG ngắt mạch giảm, VN-Index tăng 15 điểm

Về cuối phiên giao dịch 30/8/2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận nhiều cổ phiếu bứt phá qua đó tạo động lực lớn giúp ...