Bài học tiết kiệm dành cho tân sinh viên

Cập nhật: 09:00 | 09/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khi chuẩn bị hành trang nhập học, các bạn tân sinh viên cần phải trang bị các giải pháp chi tiêu thông minh, giúp tiết kiệm chi phí hàng ngày…    

bai hoc tiet kiem danh cho tan sinh vien

Muốn làm nhà lãnh đạo thì không thể bỏ qua 20 bài học dưới đây

bai hoc tiet kiem danh cho tan sinh vien

Những bài học nuôi dạy con từ gia đình tỷ phú Mark Zuckerberg mà cha mẹ nào cũng có thể áp dụng

bai hoc tiet kiem danh cho tan sinh vien

5 bài học về đầu tư, tài chính từ trò chơi Cờ tỷ phú

Đến thời điểm này, các tân sinh viên đã bắt đầu trải nghiệm cuộc sống tự lập, xa nhà. Bước chân vào môi trường mới với nhiều tự do và thú vui, rất nhiều bạn sinh viên đã "vung tay quá trán", chi tiêu không kiểm soát, dẫn đến tình trạng "no dồn, đói góp" có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, khi chuẩn bị hành trang nhập học, các bạn tân sinh viên cần phải trang bị các giải pháp chi tiêu thông minh, giúp tiết kiệm chi phí hàng ngày…

1. Ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ

Tiền phòng trọ luôn chiếm khá nhiều trong chi phí chi tiêu hàng tháng. Vì thế cách tốt nhất để tiết kiệm khoản chi này là ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ. Ở ký túc xá ưu điểm là rẻ, an ninh tốt, gần nhiều bạn bè nhưng hơi bất tiện về giờ giấc và không phải ai cũng được ở. Những bạn sinh viên không thuộc trường hợp trên có thể chia sẻ phòng trọ với nhóm bạn mình. Nếu may mắn, các bạn sẽ tìm được phòng trọ ở gần trường dành cho 3 - 5 người với chi phí khoảng 500.000 đồng/người/tháng. Bạn cũng có thể ở ghép với người đã thuê phòng từ trước, những tin này cùng tin cho thuê phòng trọ đăng rất nhiều trên mạng internet hoặc trên một số báo.

Lưu ý: Tân sinh viên nên cảnh giác với các trung tâm giới thiệu phòng cho thuê, tuyệt đối không trả tiền cho người tự nhận là môi giới cho thuê phòng (vì khoản tiền này nếu có là trách nhiệm của chủ phòng trọ).

2. Kết thân với thư viện

bai hoc tiet kiem danh cho tan sinh vien
Ảnh minh họa

Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, còn lại có thể tham khảo tại thư viện trường. Đa số thư viện trường có cho mượn giáo trình, tuy nhiên cần phải nhanh chân vì số lượng giáo trình không nhiều. Để làm thẻ thư viện trường chỉ cần có thẻ sinh viên và đóng khoản lệ phí khoảng 20.000 – 30.000 đồng/năm. Thư viện trường không chỉ là nơi để đọc và mượn sách mà là nơi lý tưởng để học tập, truy cập thông tin internet, học qua đầu video, cát – sét, băng đĩa tài liệu khoa học…

Ngoài ra, sinh viên có thể đến thư viện công cộng tại thành phố đang sống, chẳng hạn như:

- Thư viện Tổng hợp TP.HCM (69 Lý Tự Trọng, Quận1): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, phí đọc và mượn sách: 40.000 đồng/năm.

- Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, phí đọc và mượn sách: 40.000 đồng/năm, phí làm thẻ 20.000 đồng, tiền cược sách 100.000 đồng/thẻ.

- Thư viện quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, lệ phí: 120.000 đồng/năm.

3. Tiết kiệm tiền điện thoại

Điện thoại di động ngoài chuyện online tìm tài liệu, học hành thì nó còn là dụng cụ đắc lực hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của các bạn sinh viên. Tuy nhiên mỗi việc giải trí, chơi games, chat chit, xem phim, nhắn tin hẹn hò,… và những việc này thường tốn của bạn một khoản tiền cực kỳ lớn vào mỗi tháng mà bạn không hề hay biết. Vì thế bạn phải chọn lọc nhu cầu sử dụng, hoặc có những biện pháp tiết kiệm khác như các gói cước giá rẻ hay canh các đợt khuyến mãi đều có thể áp dụng.

4. Tiết kiệm chi phí đi lại

Nếu ở gần trường tân sinh viên nên chọn phương tiện di chuyển chính là xe đạp, thỉnh thoảng đi xa có thể đi xe bus. Tại Hà Nội, nếu phương tiện di chuyển chính của bạn là xe bus, bạn nên làm vé tháng. Thủ tục đăng ký vé tháng khá đơn giản với chi phí cho vé 1 tuyến là 50.000 đồng/tháng, liên tuyến: 100.000 đồng/tháng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ cần xuất trình thẻ sinh viên, bạn sẽ được mua vé xe bus các tuyến phổ thông với giá chỉ 3.000 đồng/tuyến.

5. Tự nấu ăn

Để tự nấu ăn, ban đầu cần đầu tư một khoản ban đầu để mua dụng cụ nấu nướng nhưng chi phí đó sẽ rất rẻ so với chi phí bạn đi ăn ngoài. Thực phẩm tự nấu lại đảm bảo vệ sinh và hợp khẩu vị hơn so bên ngoài. Các bạn có thể phân công nhau nấu nướng, dọn dẹp theo ngày. Tiền mua thức ăn góp theo tháng, nếu thiếu thì góp thêm, thừa thì để sang tháng kế tiếp.

Thu Uyên

Tin liên quan