An Giang: Tịch thu 8 tấn đường nhập lậu từ Thái Lan

Cập nhật: 08:23 | 07/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cơ quan chức năng vừa phát hiện 160 bao đường cát Thái Lan loại 50 kg/bao không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc với tổng giá trị hàng hoá vi phạm trên 93 triệu đồng.

an giang tich thu 8 tan duong nhap lau tu thai lan

Phú Yên: Tạm giữ 30 tấn đường không rõ nguồn gốc

an giang tich thu 8 tan duong nhap lau tu thai lan

An Giang: Thu giữ 600 kg đường cát nhập lậu

an giang tich thu 8 tan duong nhap lau tu thai lan

Một năm qua, ngành đường Việt Nam vẫn ‘chật vật’ tìm lối thoát

Theo đó, ngày 4/11 Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Cục QLTT An Giang phối hợp với Công an Thành phố Châu Đốc tiến hành khám phương tiện ô tô tải (có mui), hiệu VEAM, biển kiểm soát 67C-061.57 do ông Nguyễn Thành Thanh, sinh năm: 1981 điều khiển, tại khu vực đường N1 gần bến xe mới thuộc phường Vĩnh Mỹ, Thành phố Châu Đốc.

an giang tich thu 8 tan duong nhap lau tu thai lan
Quản lý thị trường kiểm đếm số lượng

Qua khám toàn bộ hàng hóa trên phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện 160 bao (tương đương 8.000kg) đường cát Thái Lan, loại 50 kg/bao, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm 93.600.000 đồng

Đội Quản lý thị trường số 4 tiến hành tạm giữ số hàng hóa nêu trên để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngành mía đường đang chịu sức ép lớn từ lượng đường nhập lậu. Hai năm qua, hơn 1/3 nhà máy đường của Việt Nam đã phải đóng cửa, tổng diện tích mía nguyên liệu giảm, người trồng mía thua lỗ.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đưa ra con số ước tính lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ năm 2018 đến cuối tháng 9/2019 khoảng trên 800.000 tấn. Trong khi đó, theo các cơ quan chức năng, chỉ có 3.000 tấn đường nhập lậu bị bắt giữ.

Theo VSSA, vụ sản xuất 2017 - 2018, cả nước có 37/41 nhà máy đường hoạt động, sản xuất gần 1,5 triệu tấn; niên vụ 2018 - 2019, sản xuất được gần 1,2 triệu tấn đường. Cộng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch là đủ cho nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam (khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn).

Tuy nhiên, với 800.000 tấn đường lậu (chiếm tới 50% nhu cầu cả nước) khiến đường trong nước không tiêu thụ được, góp phần tăng lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp, như niên vụ 2018 - 2019, tồn kho hơn 650.000 tấn. “Có nhà máy tồn kho lên đến 40.000 tấn đường”, ông Lê Trung Thành, phó Chủ tịch Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết.

Theo ông Trương Văn Ba, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), vấn đề buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng gia tăng.

Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam bộ, rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói. Sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ.

Hùng Dũng

Tin liên quan