6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu bật tăng mạnh mẽ

Cập nhật: 15:00 | 07/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Xuất nhập khẩu, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước tính đạt 125 nghìn tấn, trị giá 566 triệu USD, giảm 19% về lượng, nhưng tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021 nhờ giá tiêu xuất khẩu tăng.

Thời tới: Giá heo hơi thuận đà đi lên, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi được mùa

Bắc Giang đã tiêu thụ hơn 130.000 tấn vải thiều

Giá tiêu hôm nay 7/7/2022: Thị trường trong nước giao dịch ảm đạm

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 6, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 25 nghìn tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 7,3% về trị giá so với tháng 5. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước tính đạt 125 nghìn tấn, trị giá 566 triệu USD, giảm 19% về lượng, nhưng tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021 nhờ giá tiêu xuất khẩu tăng.

Theo đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau khi giảm vào năm ngoái, tỷ trọng tiêu đen nguyên hạt trong tổng xuất khẩu đang có xu hướng tăng lên trong 5 tháng đầu năm nay, chiếm 71% khối lượng (tương ứng 71.737 tấn). Đứng thứ hai là tiêu đen đã xay với tỷ trọng 13% (13.106 tấn), tiêu trắng nguyên hạt chiếm 11% (11.261 tấn), còn lại là tiêu trắng xay và tiêu ngâm giấm, mộc, đầu đinh, xanh, hồng,…

Xu hướng giằng co về giá được cho là vẫn tiếp tục diễn ra khi người mua chờ đợi cơ hội để mua hàng với giá tốt, trong khi người bán cũng như giới đầu cơ chỉ bán ra ở mức cầm chừng với hy vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ sớm được khai thông.

Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, thời điểm hiện tại giá hồ tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dịch bệnh COVID19 tại các cửa khẩu biên giới đất liền đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu tiêu sang thị trường này.

Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 5 chỉ đạt 263 tấn, giảm 18 lần so với 4.726 tấn của cùng kỳ.

Điều này khiến lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 2.610 tấn, giảm 9 lần (21.047 tấn) so với 23.657 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đã tụt xuống thứ 9 về thị trường tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam từ vị trí thứ 2 của năm ngoái, với tỷ trọng giảm xuống còn 2,6% từ mức 20% của cùng kỳ.

Ghi nhận giá tiêu hôm nay (7/7), thị trường tiếp tục không biến động, được duy trì trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg. Trong đó, Gia Lai và Đồng Nai vẫn là hai địa phương giữ mức giá thấp nhất với 69.000 đồng/kg.

Tiếp theo là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với cùng mức giao dịch là 70.500 đồng/kg, Bình Phước với mức 71.000 đồng/kg Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vẫn ổn định tại mức cao nhất là 72.000 đồng/kg.

Dự báo trong thời gian tới, thị trường hạt tiêu toàn cầu chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách Zero COVID của Trung Quốc.

Mặc dù sản lượng hạt tiêu tại Việt Nam vụ mùa năm 2022 giảm so với năm 2021, nhưng sản lượng hạt tiêu của Brazil tăng. Trong khi đó, giá cước phí tàu vận tải vẫn ở mức cao.

Hiện, thị trường hạt tiêu nội địa Việt Nam khá ảm đạm do các doanh nghiệp xuất khẩu không mua bởi các nhà nhập khẩu chưa quan tâm ký hợp đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm