6 “bẫy” làm chúng ta lãng phí tiền bạc trong vô thức

Cập nhật: 11:52 | 28/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngay cả những người tiêu dùng có ý thức về quản lý tiền bạc vẫn có những khoản chi tiêu hàng tháng có thể tốn kém khá nhiều. Thế nhưng chúng ta thường không tính đến hoặc vô thức để tài khoản bị trừ tiền, đến khi nhận ra thì đã lãng phí khá nhiều.

6 “bẫy” làm chúng ta lãng phí tiền bạc trong vô thức
Ảnh minh họa

1. Các khoản phí ngân hàng

Cho dù bạn đang trả phí rút tiền từ máy ATM hay trả phí dịch vụ (SMS banking chẳng hạn) hàng tháng thì thực tế, các khoản phí nhỏ có khiến bạn lãng phí một lượng tiền đáng kể theo thời gian.

Theo khảo sát của Bankrate, phí trung bình hàng tháng cho tài khoản không tính lãi (không bao gồm tài khoản miễn phí) năm 2021 ở Mỹ là hơn 5 USD, trong khi phí cho tài khoản có lãi là hơn 16 USD đối với những người không đáp ứng được yêu cầu để miễn lệ phí.

Cách giảm lãng phí: Bạn có thể thay đổi ngân hàng, ưu tiên những ngân hàng không tính phí hàng tháng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với các tài khoản duy trì mức tiền trong thẻ từ 2 triệu trở lên thì sẽ được miễn phí phí dịch vụ cả năm. Bạn nên ghi nhớ và đảm bảo tiêu chuẩn đơn giản đó để tiết kiệm tiền.

2. Mua các sản phẩm, hàng hóa bạn không cần

Không thể phủ nhận cảm giác hồi hộp mà bạn nhận được khi mua một món hàng với giá thấp hơn mức giá thông thường của nó. Tuy nhiên, tiêu tiền vào thứ bạn không cần chỉ vì nó đang giảm giá có thể nhanh chóng dẫn đến bội chi. Và đây không phải cách quản lý tiền bạc thông minh với bất cứ ai.

Cắt giảm lãng phí: Lần tới, khi bạn muốn mua thứ gì đó đang giảm giá, hãy chờ đợi khoảng 1 ngày hoặc đừng thanh toán ngay (với khoản mua online). Thường thì sự hào hứng ban đầu khi nhận được một giao dịch hời sẽ mất đi và bạn có thể không còn muốn mua nữa.

3. Các đăng ký gói cước bạn không sử dụng

Một nghiên cứu của Chase vào năm 2021 cho thấy hơn 70% người tiêu dùng Mỹ đã lãng phí hơn 50 USD mỗi tháng cho việc thanh toán định kỳ cho những thứ họ không cần hoặc không muốn. Julie Ramhold, một nhà phân tích người tiêu dùng của DealNews, cho biết một thủ phạm gây ra điều này là mọi người thường đăng ký dùng thử miễn phí và sau đó không thể hủy bỏ khi thời gian dùng thử hết hạn.

“Những khoản chi đó thường được đưa vào thanh toán tự động, và sau đó mọi người thậm chí không nhận ra rằng họ đang trả tiền cho một thứ mà họ thậm chí không sử dụng”, bà Ramhold nói thêm. "Đó là một cách dễ dàng để vứt tiền ra cửa sổ".

Cách giảm lãng phí: Ngay cả khi thẻ tín dụng của bạn được đặt để tự động thanh toán (đây là một cách thông minh để tránh phí thanh toán chậm), hãy xem xét cẩn thận bảng sao kê của bạn mỗi tháng và hủy bất kỳ khoản phí nào cho các mặt hàng hoặc dịch vụ bạn không sử dụng (truyền hình cáp, internet,…).

4. Thừa thực phẩm, thức ăn hàng ngày

Một kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho tới, có tới 40% thực phẩm luôn bị thừa ở quốc gia này. Chúng ta lãng phí khá nhiều ở các khoản chi cho rau xanh chẳng hạn và bỏ héo, đi nhà hàng ăn không hết nhưng “ngại” mang về hoặc khi mang về lại không ăn, để đến khi chúng bị hỏng.

Cách giảm lãng phí: Kiểm tra lại tủ lạnh của bạn trước khi đi siêu thị, sau đó, bạn có thể lập kế hoạch cho các bữa ăn dựa trên những món bạn đã có. Bằng cách đó, bạn sẽ không chỉ chắc chắn rằng mình sẽ sử dụng những món đồ đó trước khi chúng hỏng mà còn ít có khả năng mua những món đồ tạp hóa mới không dùng đến.

5. Đăng ký gói bảo hành mở rộng

Theo bà Ramhold, mặc dù bảo hành mở rộng đối với ô tô, thiết bị gia dụng hoặc các thiết bị điện tử khác của bạn có thể bù đắp chi phí sửa chữa trong tương lai, nhưng chúng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Đôi khi chi phí của khoản bảo hiểm đó thậm chí còn vượt quá chi phí sửa chữa thực tế hoặc chẳng bao giờ dùng tới.

Cách giảm lãng phí: Thay vì trả tiền cho một bảo hành mở rộng, hãy cân nhắc chuyển thêm tiền của bạn vào một tài khoản khẩn cấp mà bạn có thể sử dụng để trang trải chi phí sửa chữa, nếu chúng phát sinh. Nếu bạn đã có một tài khoản khẩn cấp được tài trợ đầy đủ, bạn có thể hoàn toàn bỏ qua khoản chi phí này.

6. Trả quá nhiều tiền bảo hiểm

Giống như hầu hết các dịch vụ khác, chi phí bảo hiểm ô tô hay bảo hiểm nhà cửa thường tăng dần theo thời gian. Vì thế, nếu bạn đang ký hợp đồng bảo hiểm với 1 nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, hãy thử tìm hiểu các gói tương đương với giá rẻ hơn của các bên khác.

Chuyên gia tiết kiệm tiêu dùng Andrea Woroch cho biết: “Khách hàng mới có thể nhận được các giao dịch cho phép hưởng chính sách cung cấp phạm vi bảo hiểm tương tự hoặc tốt hơn với chi phí thấp hơn".

Những sản phẩm không nên mua gây lãng phí tiền bạc

TBCKVN - Chúng ta có thể cắt giảm một vài sản phẩm sau đây để tránh lãng phí cũng như tiết kiệm tiền bạc. ...

Tư duy quyết định đẳng cấp: Người giàu nhìn thấu 3 "bẫy nghèo"

Những người giàu biết sử dụng thời gian để tạo ra của cải, số còn lại thì sử dụng thời gian để thư giãn hoặc ...

9 chiến lược giúp bạn xây dựng nền móng thành công hiệu quả

Người giàu có, thành công đảm bảo rằng họ có đủ thanh khoản, hoặc tiền mặt, để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Họ ...

Thiên Ân