Vô ý làm thất thoát tài sản bị xử lý như thế nào?

Cập nhật: 16:50 | 16/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Bạn tôi vô ý làm thất thoát tài sản của một công ty tư nhân, quy ra tiền mặt là 130 triệu đồng. Vậy tôi muốn hỏi bạn tôi sẽ bị xử phạt ra sao? Mức phạt tương ứng với số tiền đó là như thế nào?  

vo y lam that thoat tai san bi xu ly nhu the nao Trường hợp những thí sinh được “nâng điểm” có hình thức xử lý nào?
vo y lam that thoat tai san bi xu ly nhu the nao Xảy ra vi phạm xây dựng quy mô lớn tại Phú Thọ
vo y lam that thoat tai san bi xu ly nhu the nao Xử lý thế nào vụ tranh cãi tiền phí đi vệ sinh, bố con chủ nhà bị nhóm người dìm xuống ao?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật lao động năm 2012

2. Nội dung tư vấn:

- Thứ nhất, về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có quy định như sau:

1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Như vậy, bạn của bạn đã làm thất thoát 130.000.000 đồng của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo quy định như trên.

- Thứ hai, về vấn đề bồi thường thiệt hại:

Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Ngoài ra, Điều 130 Bộ luật lao động năm 2012 về Bồi thường thiệt hại có quy định như sau:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Vì bạn của bạn có hành vi gây thiệt hại tài sản của công ty, do đó bạn của bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Hùng Dũng