Vì đâu "người Tràng An" vẫn níu kéo "giấc mơ khu ổ chuột"?

Cập nhật: 15:20 | 27/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khu tập thể G6A Thành Công (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) được cơ quan chức năng xác định thuộc mức nguy hiểm nhất (cấp độ D), nên người dân cần di dời gấp. Tuy nhiên, sau nhiều năm, cả ngàn dân trong tòa nhà vẫn không chịu di dời. Lý do vì đâu?

vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot "Ngả nón" với câu chuyện cải tạo, xây mới chung cư cũ tại TP. HCM
vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot "Người dân chưa nhận thức hết mức độ nguy hiểm của việc sống tại chung cư cũ"
vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot Vẫn chưa dẹp được loạn nhà "ba chung"

Vẫn níu kéo bất chấp cảnh báo

Ông Nguyễn Văn Chi, đại diện cho các hộ dân khu tập thể (KTT) G6A Thành Công trình bày: Tháng 05/2016, các hộ dân bất ngờ khi thấy UBND phường Thành Công treo biển cảnh báo hai đơn nguyên 1 và 2 của KTT mà họ đang ở thuộc nhà cấp độ D.

Hai tháng sau, UBND phường Thành Công gửi tới 49 hộ dân KTT G6A Thành Công quyết định số 2000 (ngày 25/04/2016 của UBND thành phố Hà Nội) về việc người dân cần di dời khẩn cấp khỏi nơi cư trú do KTT bị đánh giá ở cấp độ D (nhà nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ).

vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot

Quyết định trên ban hành dựa trên kết quả khảo sát (năm 2015) của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) sau khi kiểm định một số KTT cũ trên địa bàn Hà Nội trong đó chỉ ra KTT G6A Thành Công là một trong ba KTT bị đánh giá thuộc mức độ D trong đợt kiểm định lần này.

“Theo quy định, nhà cấp D phải có cột chống đỡ, nhưng KTT G6A Thành Công chưa phải làm việc này. Trong khi đó, tại KTT E4 và E6 phường Thành Công bị lún, phải chống đỡ bằng khung thép cả 5 tầng thì lại được xếp mức C”, ông Chi nói.

Kết quả kiểm định trên khiến nhiều cư dân KTT G6A Thành Công thấy không thỏa đáng. Họ cho biết, KTT G6A Thành Công được xây bằng gạch, móng độc lập, đưa vào sử dụng từ năm 1987. Sau một thời gian sử dụng, tuy có bị nghiêng, nhưng ổn định gần 30 năm mà không bị lún thêm, hệ thống sàn, gạch nền không bị nứt.

Ông cho biết thêm, trong quá trình khảo sát, Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội không cho cư dân KTT G6A Thành Công được tham gia giám sát, đồng thời cũng không đào một hố móng nào để khảo sát… nên người dân nghi ngờ kết quả kiểm định.

Theo Quyết định 2000, sau khi lập phương án di dời, cấp có trách nhiệm của địa phương cần tổ chức hội nghị nhà chung cư để hướng dẫn các chủ sở hữu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án thực hiện việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay việc làm này vẫn chưa được tiến hành, trong khi các cơ quan chức năng chỉ tập trung vào việc đưa các hộ dân đi tạm cư nơi khác. Lo lắng “đi dễ khó về”, nhiều hộ dân bất chấp cảnh báo, không chịu tạm cư để yêu cầu được kiểm định lại KTT G6A Thành Công.

Chờ kiểm định lại

Dẫn lời của báo tienphong.vn, ông Ngô Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công cho biết: Do KTT G6A Thành Công được xác định cấp độ D, nên trách nhiệm của phường là phải đôn đốc người dân tạm cư nơi khác, đến nay đã có 20/49 hộ dân chuyển đến nơi tạm cư. “Việc bố trí các hộ dân tạm cư đều có văn bản xác nhận rõ ràng. Hơn nữa, các hộ dân vẫn giữ sổ đỏ nhà, nên dù có chuyển đi thì căn hộ vẫn là của họ, không ai có thể chiếm giữ”.

vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot

Về kiến nghị của các hộ dân KTT G6A Thành Công, ông Lâm cho biết: "Hiện các cơ quan chức năng đã thống nhất sẽ kiểm định lại KTT này và giao cho Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) thực hiện.

Tháng 8/2018, tại UBND phường Thành Công, các cơ quan chuyên môn của quận Ba Đình, Viện Khoa học Công nghệ xây dựng đã tổ chức hội nghị để công khai các nội dung liên quan đến việc kiểm định lại KTT G6A Thành Công để người dân biết và phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, các hộ dân KTT G6A Thành Công cho rằng phương án kỹ thuật kiểm định của Viện Khoa học công nghệ xây dựng chưa phù hợp, đề nghị cần bổ sung một số hạng mục nữa nên đến nay việc kiểm định lại vẫn chưa thể tiến hành.

Khi kiểm định xong, nếu xác định KTT này bị xuống cấp cần xử lý thì mới có cơ sở để hướng dẫn các hộ dân lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư để cải tạo hoặc xây mới KTT G6A Thành Công, theo chỉ đạo tại quyết định 2000 của UBND thành phố Hà Nội”- ông Lâm cho biết.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có hàng trăm khu chung cũ. Cùng với thời gian, các khu chung cư này đã ngày càng xuống cấp. Phần lớn các khu chung cư này được xây dựng từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước, tập trung tại một số quận như: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng...

vi dau nguoi trang an van niu keo giac mo khu o chuot

Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, hầu hết các khu tập thể, khu chung cư cũ đều diễn ra tình trạng cơi nới, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình, không đáp ứng được các yếu tố về xử lý cháy nổ tại chỗ… Điển hình là một số khu tập thể cũ, khu chung cư cũ ở khu vực Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ (quận Ba Đình), Kim Liên, Trung Tự (quận Đống Đa), Nguyễn Công Trứ, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng)…

Bàn về câu chuyện di dời, lý do được đưa ra nằm ở cả việc phải tạm cư ở khu vực quá xa và cả về mức giá đền bù. Đơn cử như cùng một hệ số đền bù quy định của thành phố nhưng người dân ở tầng cao, vị trí đẹp hơn lại đòi thỏa thuận để có mức đền bù cao hơn. Đôi khi đó là những đòi hỏi vô lý.

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư (trong đó có 34 khu có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên; 42 khu có quy mô sử dụng đất dưới 2 ha) và 306 chung cư cũ độc lập có quy mô từ hai đến 5 tầng.

Các nhà chung cư cũ trong các khu chung cư và nhà chung cư cũ độc lập là các công trình xây dựng cấp 3 hoặc cấp 4 (tiêu chí phân cấp theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng), được xây dựng trong những năm từ 1960 đến 1992.

Các khu này chủ yếu tập trung tại khu vực 4 quận nội thành cũ (với 969 nhà chung cư cũ thuộc khu vực hạn chế phát triển, trong đó: quận Ba Đình có 211 nhà, quận Hoàn Kiếm có 99 nhà, quận Đống Đa có 415 nhà và quận Hai Bà Trưng có 244 nhà).

Trong quá trình sử dụng, các hộ dân đã tự cơi nới, sửa chữa gây mất mĩ quan đô thị, đồng thời do không được sửa chữa bảo trì thường xuyên, hệ thống hạ tầng đô thị xuống cấp dẫn đến nhiều nhà chung cư xuống cấp, một số nhà hư hỏng nặng, nguy hiểm (nhà cấp độ D).

Thực tế là vậy xong hơn 10 năm qua, do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo được chưa đầy 2% số chung cư cũ.

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm