Điểm nóng bất động sản ngày 18/03

Cập nhật: 11:44 | 18/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đại diện hơn 700 hộ dân Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết thời gian qua đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan, chính quyền địa phương về việc khu vực này bị phá vỡ quy hoạch trong suốt 20 năm qua và đến nay vẫn chưa dừng lại..

diem nong bat dong san ngay 1803 Điểm nóng bất động sản ngày 16/03
diem nong bat dong san ngay 1803 Điểm nóng bất động sản ngày 15/03:
diem nong bat dong san ngay 1803 Điểm nóng bất động sản ngày 14/03: Cò đất tiếp tục "mồi chài" khách ở Bắc Từ Liêm

Cư dân phản đối xây thêm cao ốc trong khu đô thị kiểu mẫu

Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính có diện tích 32 ha do Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư được phê duyệt lần đầu năm 1998, khởi công năm 2001, và đưa vào vận hành năm 2006. Dự án này từng được coi là một trong những khu đô thị thương mại kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội.

diem nong bat dong san ngay 1803
Chủ đầu tư Khu Trung Hoà - Nhân Chính muốn xây thêm toà nhà 18 tầng có 5 tầng nổi đỗ xe, nhưng cư dân phản đối vì mật độ xây dựng đã tăng hơn 50% trong 20 năm qua.

Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt năm 1998, với mật độ xây dựng 34,88% dự án có 8 tòa nhà cao trung bình 6,7 đến 7,5 tầng. Ba năm sau đó, quy hoạch đã điều chỉnh tăng gấp đôi về số toà nhà lên 16 tòa cao tầng. Chiều cao mỗi toà cũng tăng lên gấp đôi, dao động từ 9 đến 21 tầng. Tuy nhiên, sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện mật độ xây dựng Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính tăng lên hơn 50% với 16 tòa nhà cao tầng với chiều cao từ 17 đến 34 tầng.

Theo đại diện cư dân, việc thay đổi quy hoạch vẫn chưa dừng lại. Tại lô đất trước đây vốn được phê duyệt trở thành Trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp và hàng thủ công mỹ nghệ, có chiều cao trung bình 2,81 tầng, chủ đầu tư mới đề xuất được xây dựng một công trình cao 18 tầng, 3 tầng hầm với mật độ xây dựng 50%.

Chia sẻ với PV, Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó giám đốc Phụ trách Ban đầu tư, Tổng công ty Vinaconex xác nhận việc thay đổi quy hoạch nhiều lần tại Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính. Tuy nhiên, ông nói, những lần thay đổi của dự án đều nằm trong kế hoạch chỉnh trang 2 bên đường Lê Văn Lương, đồng thời được sự phê duyệt quy hoạch của cơ quan quản lý thì chủ đầu tư mới triển khai.

Với phần diện tích hiện là Trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp và hàng thủ công mỹ nghệ đang được xin phê duyệt để xây toà nhà 18 tầng, theo ông Thắng, Vinaconex đã được cấp sổ đỏ. Ông cũng cho biết, khi xây dựng xong, công trình này sẽ không làm tăng dân số cơ học của khu đô thị bởi có công năng là văn phòng cho thuê, không phải căn hộ để ở.

Sốt theo Metro, bất động sản khu Đông TP.HCM ngấm ngầm tăng giá

Theo ghi nhận thực tế tại nhiều dự án căn hộ, đặc biệt là tại các dự án đã hoàn thiện hoặc sắp hoàn thành, mức giá bắt đầu tăng nhẹ. Ở phân khúc thị trường căn hộ cao cấp đã đưa vào sử dụng, các dự án có giao dịch nhiều, giá tăng cao phải kể đến Dự án Mastery tọa lạc tại quận 2.

diem nong bat dong san ngay 1803

Giá bán giai đoạn đầu ra thị trường của dự án này từ 28 - 35 triệu đồng/m2, hiện nay được giao dịch trên thị trường thứ cấp ở mức trung bình từ 50 - 55 triệu đồng/m2. Còn tại dự án căn hộ Vinhomes Central Park, giá giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng khoảng 10 - 15% so với bán ban đầu. Các dự án như The Sun Avenue, New City… giá cũng đang ở mức trung bình từ 10 - 15% so với năm ngoái.

Với thị trường căn hộ tầm trung, thanh khoản lẫn giá đều diễn ra khá tốt. Dự án Centum Wealth trên đường Song Hành thuộc quận 9 có hơn 500 căn hộ được tung ra thị trường cuối năm ngoái. Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết sản phẩm công bố ra thị trường đều đã được khách hàng đặt mua, trong đó giá giữa các đợt công bố chênh nhau 7%, nhưng không có sản phẩm để bán.

Còn tại các dự án do các chủ đầu tư uy tín, có tiến độ xây dựng tốt, đã và đang bàn giao có giá bán chênh lệch cao hơn. Đơn cử, tại dự án căn hộ Him Lam Phú Đông đã đưa vào sử dụng, gần đường Phạm Văn Đồng, thuộc khu Đông Bắc của TP.HCM, theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông (chủ đầu tư dự án), đến thời điểm hiện nay, mỗi căn hộ tại dự án này có mức giá chênh lệch trung bình khoảng 500 - 700 triệu đồng/căn so với lúc mới bán, nhưng ít có người bán.

Tại dự án căn hộ Moonlight Residences tại quận Thủ Đức do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ bàn giao vào tháng 6 năm 2019 cũng đang được nhiều người có nhu cầu tìm mua với mức giá chênh so với giá gốc từ 30 - 40% nhưng cũng rất hạn chế nguồn cung.

Hay tại Dự án Him Lam Phú An, quận 9 do Công ty Him Lam Land làm chủ đầu tư, giá cũng tăng từ 15 - 25% so với giá gốc, nhưng vẫn luôn thu khách. Tại các dự án như Saigon Gate Way, Sky 9, Thủ Thiêm Garden (quận 9), giá cũng tăng từ 5 - 10%...

Làm rõ nguyên nhân vụ sập tường làm 6 người chết tại Vĩnh Long

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long về công tác khắc phục hậu quả và xử lý các vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại công trình Nhà xưởng của Công ty TNHH Bo Hsing, thuộc khu công nghiệp Hòa Phú, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Theo đó, vào hồi 10 giờ ngày 15/3/2019 tại công trình nhà xưởng của công ty TNHH Bo Hsing đã xảy ra sự cố sập đổ tường gây thiệt hại lớn về người.

diem nong bat dong san ngay 1803

Thông tin từ Sở Xây dựng Vĩnh Long cho biết, vào thời điểm nêu trên, khi các công nhân đang tô trát đoạn tường dài khoảng 30 m, cao khoảng 12,57 m thì vách tường bị sập, đè lên các công nhân đang làm việc. Vụ tai nạn làm 6 người chết và 2 người bị thương.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức giải quyết sự cố, giao dứt điểm cho một đơn vị chịu trách nhiệm là Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng ra cung cấp thông tin, hồ sơ... Đồng thời tiến hành đình chỉ thi công tất cả hạng mục công trình xảy ra sự cố, chằng chống những bức tường xung quanh có kết cấu yếu, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh rà soát lại công tác thiết kế, chất lượng vật liệu để có kết quả đánh giá chi tiết. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long cũng cần sớm rà soát lại các công trình đã và đang triển khai thi công trên địa bàn, đặc biệt là những công trình xây kết cấu tương tự.

Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long Đoàn Thanh Bình cho biết, công trình xây dựng nhà xưởng của Công ty TNHH Bohsing gồm các hạng mục nhà xưởng 1,2,3, nhà ăn, nhà xe và nhà bảo vệ. Hạng mục công trình xảy ra sự cố là nhà xưởng số 3, diện tích xây dựng khoảng 4.844m2, thuộc loại công trình công nghiệp. Hạng mục có kết cấu nhà trệt, khung bên trong sắt tiền chế máy tôn, khung bao che bên ngoài bê tông cốt thép, vách xây gạch ống.

Hiện tại Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long đã yêu cầu dừng thi công công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản.

Vô tư 'cấp nhầm sổ đỏ' trên đất rừng đặc dụng

Hơn 2,9ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (ở huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) đã bị huyện này “cấp nhầm sổ đỏ” cho dân địa phương canh tác.

Một cán bộ lãnh đạo Khu BTTN Nam Nung cho biết: Đất rừng đó trước đây thuộc lâm phần của Cty TNHH Lâm nghiệp Đắk N’Tao, nhưng đến năm 2011 thì tỉnh thu hồi giao về cho huyện Đắk G’long cấp sổ đỏ cho người dân. Trong quá trình bàn giao đất có sai sót về mặt kỹ thuật nên huyện cũng đã “cấp nhầm sổ đỏ” hơn 2,9ha rừng đặc dụng của khu bảo tồn cho một người dân địa phương.

diem nong bat dong san ngay 1803

Đất rừng đã được huyện Đắk G’long cấp sổ đỏ cho người dân xã Quảng Sơn làm nhà, làm rẫy ở tiểu khu 1628

Theo báo cáo của Khu BTTN Nam Nung, trong quá trình tuần tra vào năm 2017, kiểm lâm của khu bảo tồn đã phát hiện toàn bộ diện tích rừng trồng cao su (1,98ha) ở khoảnh 9, tiểu khu 1628 do đơn vị quản lý đã bị chặt hạ.

Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, Khu BTTN Nam Nung nhận thấy UBND huyện Đắk G’long đã cấp sổ đỏ hơn 2,9ha đất rừng đặc dụng tại khoảnh 9, tiểu khu 1628 ở xã Quảng Sơn do đơn vị này quản lý cho ông Nguyễn Xuân Hòa. Diện tích này UBND tỉnh Đắk Nông đã cấp sổ đỏ cho Khu BTTN Nam Nung vào ngày 8/1/2009, trong đó có 1,98ha rừng trồng cao su, 0,26ha rừng thường xanh nghèo và 0,75ha đất trống.

Nhận thấy đất rừng đặc dụng do đơn vị mình quản lý đã bị UBND huyện Đắk G’long “cấp nhầm sổ đỏ”, vào ngày 5/7/2017 Khu BTTN Nam Nung đã có công văn gửi Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông đề nghị xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý việc “cấp nhầm” này.

Đến ngày 19/4/2018, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông tiếp tục có công văn đề nghị Sở TN&MT tỉnh có văn bản đề nghị UBND tỉnh xử lý việc này để Khu BTTN Nam Nung trồng lại rừng trên diện tích đã bị “cấp nhầm sổ đỏ”. Một lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông bức xúc: “Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Sở TN&MT tỉnh tham mưu cho tỉnh giải quyết việc “cấp nhầm” này nhưng không hiểu sao họ không chịu giải quyết.

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm